Hiển thị kết quả duy nhất

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Một bên mời thầu đang tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây lắp thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường với phương thức 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ có câu hỏi như sau: Sau khi đánh giá các hồ sơ đề xuất của các nhà thầu tham gia dự thầu, bên mời thầu đã tiến hành gửi công văn mời nhà thầu có HSĐX chào hàng hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm, yêu cầu về kỹ thuật có giá dự thầu thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch và không vượt giá gói thầu đến thương thảo hợp đồng. Văn bản trên cũng đồng thời gửi đến Chủ đầu tư và các nhà thầu có hồ sơ dự thầu không đáp ứng phần tư cách hợp lệ, năng lực kinh nghiệm và kỹ thuật được biết lý do các nhà thầu không đáp ứng. Với việc thông báo mời nhà thầu đến thương thảo họp đồng, một cơ quan kiểm tra đã nhận xét, đánh giá: Công văn này có các nội dung Vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu quy định tại điểm b khoản 7 điểu 89 Luật Đấu thấu số 43/2013/QH13 “Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu thông tin ... ”.  Bên mời thầu muốn hỏi việc kết luận như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật.

Bên mời thầu X đang chuẩn bị hồ sơ yêu cầu đối với gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh. Theo quy định điểm i, Khoản 6, Điều 89 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu là nêu nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế. Bên mời thầu X muốn hỏi vậy với hình thức lựa chọn nhà thầu chào hàng cạnh tranh có được nêu nhãn hiệu, xuất xứ không?

Đơn vị của tôi là đơn vị sự nghiệp có thu thành lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, đơn vị có nhiệm vụ xây dựng trang thông tin cho các cơ quan Sở ban ngành. Hàng năm, đơn vị tôi được các Sở ngành chỉ định thực hiện việc xây dựng trang thông tin, nâng cấp trang thông tin cho các đơn vị. Nhân sự đơn vị có 6 người, trong đó chỉ có 1 lập trình web, vì thế không thể thực hiện hết nội dung công việc xây dựng web cho các cơ quan đơn vị. Do đó, đơn vị tiến hành hợp đồng với các công ty ngoài thực hiện 1 phần công việc trong việc xây dựng web (chiếm 60-80% giá trị hợp đồng, cũng là giá trị công việc), 1 phần việc còn lại tự thực hiện. Giá trị 1 hợp đồng của các đơn vị ký kết từ 20 – 30 triệu đồng. Đơn vị tôi vẫn là đơn vị chịu trách nhiệm hoàn toàn với chủ đầu tư. Cho tôi hỏi, với cách làm như thế đơn vị tôi có bị coi là chuyển nhượng thầu hay không? Nếu không được thực hiện cách như thế thì có hướng khắc phục nào không?.

Công ty tôi có thành lập Phòng Đấu thầu có nhiệm vụ tổ chức mua sắm hàng hóa dịch vụ do Công ty làm bên mời thầu. Trong quá trình triển khai một gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi. Công ty có thành lập riêng rẽ Tổ chuyên gia và Tổ thẩm định (thẩm định dự toán, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu), trong đó 1 thành viên Tổ thẩm định là Trưởng phòng đấu thầu. Vậy Trưởng phòng Đấu thầu có được thay mặt phòng Đấu thầu để ký các tờ trình sau: - Tờ trình phê duyệt Hồ sơ mời thầu? - Tờ trình phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật? Chúng tôi có tham khảo Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2014 thì thấy chúng tôi không vi phạm các hành vi bị cấm. Vì vậy, mong chuyên gia giải đáp.