Hiển thị kết quả duy nhất

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Hiện nay, Sở Giao thông vận tải tỉnh A đang thực hiện các công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết mộ số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Các công trình này được bố trí vốn thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách nhà nước hàng năm, không thuộc dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công; Chúng tôi xin hỏi, chúng tôi có được áp dụng chỉ định thầu đối với các gói thầu có giá trị dưới 100 triệu hay không?

Theo quy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Chủ đầu tư xác định nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Vậy chủ đầu tư sẽ xác định nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm bằng cách nào? Có phải bằng cách gửi hồ sơ năng lực hay không? Việc gửi hồ sơ năng lực trong chỉ định thầu rút gọn có bắt buộc không?

Ông Hoàng Văn Tiến có một số câu hỏi như sau:

Quy định nào của pháp luật quy định về điều kiện của tổ chức, cá nhân được mua hồ sơ mời thầu xây dựng, mua sắm hàng hóa? Tổ chức, cá nhân đến mua hồ sơ mời thầu cần những loại giấy tờ gì để đủ điều kiện mua hồ sơ mời thầu? Các cá nhân không thuộc tổ chức, doanh nghiệp nào thì có đủ điều kiện được mua hồ sơ mời thầu?

Có quy định nào của pháp luật quy định giá trúng thầu của gói thầu phải thấp hơn giá mời thầu là bao nhiêu % không?

Trong thực tế xảy ra hiện tượng người đến hỏi mua hồ sơ mời thầu thì nhiều nhưng khi kết thúc bán hồ sơ mời thầu chỉ có 3 tổ chức cá nhân mua và nộp hồ sơ dự thầu. Chính vì lý do này, để bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong đấu thầu đề nghị cơ quan chức năng nên có hướng dẫn bổ sung về điều kiện, các giấy tờ để đủ điều kiện được mua hồ sơ mời thầu.

Việc kiểm soát chữ ký và dấu đóng trên giấy giới thiệu của các cá nhân đại diện cho các tổ chức đến mua hồ sơ mời thầu là rất khó khăn đối với chính quyền cơ sở. Do vậy, đề nghị nên có hướng dẫn chi tiết để chính quyền cơ sở có điều kiện phân biệt và loại bỏ những tổ chức, cá nhân dùng dấu giả để trục lợi thông qua việc mua hồ sơ mời thầu.

Để phù hợp với giá cả thị trường hiện tại và giá vật liệu ngày càng tăng của thị trường đề nghị Chính phủ nên nâng hạn mức chỉ định thầu xây dựng nên 5 tỷ đồng.

Một bên mời thầu thuộc Bộ Quốc phòng gặp tình huống như sau: Trong quá trình thực hiện gói thầu rà phá bom mìn có giá trị gói thầu không quá 5 tỷ đồng được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng hình thức chỉ định thầu theo điểm đ khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013: Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây “Gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình”. Tuy nhiên, sau khi phát hành HSYC để thực hiện chỉ định thầu thì do tính chất chuyên ngành và giao nhiệm vụ của các đơn vị Bộ Quốc phòng nên không có đơn vị nào thuộc Bộ Quốc phòng là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ mà chỉ có các đơn vị không phải là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ mới đủ năng lực thực hiện. Vì vậy, bên mời thầu trên muốn hỏi chúng tôi về việc chỉ định thầu cho đơn vị nào trong trường hợp nói trên.

Tình huống: Tổng công ty của ông Lê Hoàng Minh (Hà Nội) có 40% vốn Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Năm 2016, Tổng công ty thành lập một Công ty TNHH MTV do Tổng công ty sở hữu 100% vốn. Cuối năm 2017, Công ty con được cấp giấy phép đầu tư dự án xây dựng công trình nhà ở. Hiện nay, Công ty con muốn ký hợp đồng để Tổng công ty tham gia vào làm nhà thầu xây dựng công trình. Hỏi: Ông Minh hỏi, trường hợp này có phải áp dụng Luật Đấu thầu trong việc lựa chọn nhà thầu không? Vì nếu theo quy định của Luật Đấu thầu, để bảo đảm tính cạnh tranh, nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.

Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được duyệt có Gói thầu X có giá gói thầu nằm trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 nên có thể được chỉ định thầu rút gọn theo khoản 2 điều 56 NĐ này. Tuy nhiên, tại cột hình thức lựa chọn nhà thầu chỉ ghi là “Chỉ định thầu” và cột phưong thức lựa chọn nhà thầu thì bỏ trống không ghi gì. Trường hợp này có được tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy trình chỉ định thầu rút gọn không?

Theo quy định tại diêm c, khoản 1, điều 22 Luật đấu thầu, các trường hợp được chỉ định thầu bao gồm: "Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ" Trường hợp nhà thầu A đã trúng thầu gói thầu được tổ chức theo hình thức đau thầu rộng rộng rãi và thưc hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa do hãng X sản xuât trước đây. Theo yêu cầu của dự án đầu tư mở rộng, Chủ đâu tư phải mua hàng hoá của hãng X để mớ rộng dung lượng của hệ thống đã đầu tư theo kết quả gói thầu trước. Độc giả xin hỏi:

  • Chủ đầu tư chỉ định nhà thầu A để tiếp tục cung cấp hàng hóa của hãng X sản xuất do đảm bảo tương thích về công nghệ, bản quyền có đúng với quy định của điểm c, khoản 1, diều 22 Luật đấu thầu không?
  • Trường hợp, do chinh sách bán hàng của hãng X, ở thời điểm chủ đầu tư có nhu cầu mở rộng hệ thống đã đầu tư, hãng X không ủy quyền cho công ty A làm đối tác bán hàng mà có công văn thông báo chỉ chọn duy nhất công ty B là đối tác bán hàng thì chúng tôi có được chi định công ty B cung cấp hàng hóá mở rộng dung lượng cho hệ thống của hãng X được đầu tư theo kết quả của gói thầu trước được không?

Độc giả xin hỏi chuyên gia: Đề nghị chỉ định thầu cho chi nhánh có đảm bảo phù hợp quy định?

Ông Tân hỏi chuyên gia: Hồ sơ yêu cầu quy định hiệu lực của hồ sơ đề xuất là 60 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu là ngày 25/9/2017. Tuy nhiên, nhà thầu đã làm xong hồ sơ đề xuất sớm và gửi lại trong đó đơn đề xuất của nhà thầu ghi hồ sơ đề xuất có hiệu lực là 70 ngày kể từ ngày 20/9/2017 (hiệu lực của hồ sơ đề xuất sớm hơn 5 ngày so với yêu cầu của hồ sơ yêu cầu).Hồ sơ đề xuất của nhà thầu có hợp lệ theo quy định của Luật Đấu thầu không?

Đối với gói thầu di dời công trình hạ tầng kỹ thuật thì có thể chỉ định thầu cho đơn vị không trực tiếp quản lý công trình nhưng đáp ứng các điều kiện về năng lực, kinh nghiệm được hay không?