Hiển thị kết quả duy nhất

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Doanh nghiệp nhà nước X là một công ty TNHH một thành viên và Liên danh công ty Y-Z đã ký hợp đồng triển khai thực hiện gói thầu cung cấp phần mềm công nghệ thông tin. Gói thầu này được thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Theo Hồ sơ dự thầu, nhà thầu đề xuất ông Trần Văn A là Giám đốc dự án chịu trách nhiệm triển khai thực hiện gói thầu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án do chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu nên Liên danh công ty Y-Z đã miễn nhiệm đối với ông A. Liên danh đề xuất ông Lê Văn B thay thế ông A, tuy nhiên chủ đầu tư vẫn còn các quan điểm khác nhau về thẩm quyền phê duyệt thay đổi nhân sự này, cụ thể là: Quan điểm thứ nhất: Quá trình thực hiện hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Việc thay đổi nhân sự Giám đốc dự án của nhà thầu, hai bên sẽ thực hiện bổ sung phụ lục hợp đồng. Đây là trường hợp xử lý tình huống trong đấu thầu, nên thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ đầu tư là Hội đồng thành viên của công ty X. Quan điểm thứ hai: Tổng giám đốc là người ký hợp đồng. Nên việc phê duyệt thay đổi nội dung hợp đồng thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc. Doanh nghiệp X muốn hỏi trong trường hợp trên ai là người phê duyệt điều chỉnh?

Một chủ đầu tư X đang thực hiện gói thầu A lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi, hình thức hợp đồng trọn gói. Nhà thầu Y trúng thầu. Khi tham gia dự thầu nhà thầu có đơn giảm giá 12% so với giá dự thầu. Nếu tính tỷ lệ giảm giá của nhà thầu so với giá gói thầu được phê duyệt thì nhà thầu giảm giá 20% (là tỷ lệ giảm giá của nhà thầu sau khi giảm giá so với giá gói thầu được phê duyệt). Trong quá trình thi công gói thầu A trên có phát sinh khối lượng công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng, khối lượng phát sinh đã được chủ đầu tư đồng ý chủ trương và phê duyệt dự toán phát sinh. Khi thương thảo điều chỉnh hợp đồng, bổ sung giá trị phát sinh, dự toán phát sinh có tính tỷ lệ giảm giá của nhà thầu khi đấu thầu. Có 02 ý kiến khác nhau về áp dụng tỷ lệ giảm giá khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng trên. Ý kiến thứ nhất: áp dụng tỷ lệ giảm giá theo đơn giảm giá của nhà thầu kèm theo hồ sơ dự thầu là 12%. Ý kiến thứ hai: tỷ lệ giảm giá theo đơn giảm giá của nhà thầu là 12% để xác định trong quá trình xét thầu. Thực tế nếu so giá gói thầu được phê duyệt thì nhà thầu giảm giá đến 20%, do đó áp dụng tỷ lệ giảm giá 20% đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng là phù hợp hơn. Chủ đầu tư X muốn hỏi khi thỏa thuận điều chỉnh giá hợp đồng đổi với giá trị phát sinh trên, chủ đầu tư đề xuất tỷ lệ giảm giá là 12% hay 20% là đúng quy định của pháp luật. Nếu chủ đầu tư đề xuất tỷ lệ giảm giá là 12% thì có phù hợp không, cơ sở nào để áp dụng tỷ lệ 12% mà không phải là 20%?

Đơn vị ông Nguyễn Duy Đông (Gia Lai) trúng gói thầu theo hợp đồng trọn gói với giá trúng thầu 21 tỷ đồng/25 tỷ đồng (giá dự toán). Tuy nhiên, khi triển khai thi công thì tạm dừng mất một năm để điều chỉnh thiết kế đi theo hướng khác cho phù hợp quy hoạch chung của huyện. Vì thời gian chờ đợi quá lâu, đơn vị ông Đông đã làm văn bản gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư đã ra văn bản yêu cầu "Đơn vị tư vấn thiết kế và ban quản lý bóc tách phần khối lượng theo hồ sơ thiết kế mới phát sinh ngoài hợp đồng đã ký kết, lập dự toán bổ sung với đơn giá tại thời điểm thi công và trình phê duyệt, trên cơ sở dự toán điều chỉnh bổ sung ký phụ lục hợp đồng với nhà thầu". Một năm sau, khi có quyết định phê duyệt thiết kế điều chỉnh và dự toán (24 tỷ đồng), ban quản lý dự án đã trình chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt giá gói thầu điều chỉnh theo hướng lấy khối lượng điều chỉnh và đơn giá hợp đồng cũ, giá hợp đồng điều chỉnh là 20 tỷ đồng, sau đó mời đơn vị của ông Đông thương thảo để ký phụ lục hợp đồng, đơn vị ông Đông chỉ đồng ý phần tuyến theo thiết kế cũ giữ nguyên theo đơn giá hợp đồng đã ký. Còn phần tuyến mới điều chỉnh thì phải thương thảo theo đơn giá mới tại thời điểm đã được phê duyệt vì hơn một năm trượt giá rất lớn. Hỏi: Ông Đông hỏi, ban quản lý làm như vậy có đúng quy định không? Đơn vị ông có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và có bị coi là vi phạm hợp đồng hay không?

Ban quản lý dự án A có câu hỏi như sau: Hiện ban A đã ký hợp đồng với một nhà thầu về thi công trồng cây xanh, lát vỉa hè với hình thức hợp đồng trọn gói. Trong quá trình thực hiện ban A nhận thấy giai đoạn lập dự án và triển khai thiết kế bản vẽ thi công còn một số thiếu sót, không đồng bộ nên để đồng bộ ban A đã cho triển khai thiết kế bản vẽ thi công điều chỉnh, trình thẩm định và phê duyệt dự toán cho phần khối lượng bổ sung này. Ban A muốn hỏi trong trường hợp này có được phép ký kết phụ lục hợp đồng để bổ sung khối lượng vào hợp đồng chính không? Nếu không được thì phải làm thế nào cho đúng với quy định của pháp luật.