Hiển thị kết quả duy nhất

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Một bên mời thầu đang đánh giá E-HSDT cho gói thầu xây lắp có câu hỏi như sau: Căn cứ theo khoản 5 và khoản 7 Điều 15 Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ kế hoạch và Đầu tư thì đối với các nội dung về năng lực kinh nghiệm, việc đánh giá E-HSDT được thực hiện trên cơ sở các thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT mà không yêu cầu nhà thầu phải đính kèm fĩle tài liệu chứng minh. Trường hợp cần làm rõ E-HSDT thì bên mời thầu và nhà thầu tiến hành làm rõ E-HSDT trực tiếp trên hệ thống. Theo quy định của tỉnh phải hoàn thành nghĩa vụ thuế mới được tham gia đấu thầu và Nhà thầu đã có Thông báo về việc xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của Cơ quan thuế. Theo khoản 5 Điều 15 Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngàỵ 15/11/2017 không yêu cầu nhà thầu phải đính kèm fíle tài liệu chứng minh đối với các nội dung về năng lực kinh nghiệm nên khi nộp E-HSDT Nhà thầu không đính kèm bản scan Thông báo về việc xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế. Nên Chủ đầu tư đã yêu cầu nhà thầu nộp bổ sung bản giấy đế xét tuyến hồ sơ dự thầu. Vậy Nhà thầu có được bổ sung không?

Tình huống: Chúng tôi tổ chức đấu thầu một gói thầu mua sắm hàng hóa qua mạng. Nhà thầu đã nộp E-HSDT tuy nhiên bảo đảm dự thầu của nhà thầu do Phó giám đốc chi nhánh ngân hàng ký nhưng không kèm theo Giấy ủy quyền. Chúng tôi đã yêu cầu nhà thầu làm rõ nội dung này. Nhà thầu đã không chứng minh được việc đã nộp Giấy ủy quyền trước thời điểm đóng thầu và nộp bổ sung Giấy ủy quyền ký bảo lãnh dự thầu của Giám đốc Ngân hàng cho Phó Giám đốc chi nhánh. Hỏi: Chúng tôi xin hỏi, việc bổ sung Giấy ủy quyền như thế này có hợp lệ không?

Công ty chúng tôi đang tổ chức đấu thầu qua mạng một gói thầu mua sắm hàng hóa qua mạng. Kết quả đánh giá có 3/3 nhà thầu tham dự đáp ứng các yêu của HSMT, sau khi xếp hạng nhà thầu, chúng tôi đã mời nhà thầu có giá chào thấp nhất vào thương thảo đàm phán hợp đồng, đồng thời bên mời thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp bản gốc đế đối chiếu với các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật với thông tin nhà thầu kê khai trong E- HSDT, kết quả kiếm tra đảm bảo sự khớp đúng giữa bản gốc và bản kê khai (và các tài liệu được đối chiếu nêu trên được bên mời thầu lưu giữ 01 bản sao chứng thực của văn phòng công chứng). Trong đó bao gồm: - Bản gốc xác nhận của người sử dụng cuối cùng về hàng hóa chào thầu theo yêu cầu HSMT. - Bản gốc Hợp đồng tương tự, kèm theo hóa đơn bán hàng và biên bản giao nhận hàng. Theo quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu, chúng tôi đã đăng tải lên mạng đấu thầu và thông báo đến tất cả nhà thầu tham dự kết quả lựa chọn nhà thầu. Sau đó, chúng tôi đã nhận được đề nghị của 1 trong 2 nhà thầu bị loại về việc đề nghị làm rõ tính trung thực của Bản gốc xác nhận và bản gốc hợp đồng tương tự nêu trên như các sản phẩm được lắp đặt ở đâu, đã thanh quyết toán chưa, chủ đầu tư là ai…? Hỏi: Chúng tôi xin hỏi, chúng tôi phải xử lý tình huống này thế nào?

Một chủ đầu tư có văn bản hỏi về tình huống như sau: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc không nhận hồ sơ thầu, chỉ thầu hoặc không cho tham gia đấu thầu, chỉ định thầu với các doanh nghiệp còn nợ tiền thuế, nên trong hồ sơ mời thầu E-HSMT có nội dung đánh giá tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm, điều kiện là đến trước thời điểm đóng thầu đã hoàn thành nghĩa vụ thuế nhà nước theo quy định và yêu cầu nộp báo cáo thuế. Theo khoản 5 Điều 15 của Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia thì phần năng lực và kinh nghiệm nhà thầu không phải đính kèm tài liệu chứng minh, nhưng phải kê khai đầy đủ tài liệu về năng lực và kinh nghiệm trong E-HSDT. Sau khi xem xét E-HSDT, Tổ chuyên gia đấu thầu phát hiện có 01 nhà thầu không kê khai tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của E-HSMT. Do đó, bên mời thầu trong quá trình đánh giá đã yêu cầu nhà thầu tham dự bổ sung thêm giấy xác nhận đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Sau khi nhà thầu đệ trình xác nhận nghĩa vụ thuế, Tổ Chuyên gia đấu thầu đã đánh giá nhà thầu đó đáp ứng năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của E-HSMT. Chủ đầu tư trên muốn hỏi việc bên mời thầu xử lý tình huống trên có đảm bảo quy định của Luật đấu thầu và Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia không?

Công ty A là đơn vị tư vấn đấu thầu, đang tiến hành đánh giá E-HSDT cho gói thầu mua sắm hàng hóa đấu thầu qua mạng, có hỏi tình huống như sau: Sau khi xếp hạng nhà thầu, để tránh mất thời gian làm rõ nhiều lần, tư vấn làm rõ E-HSDT của 05 nhà thầu xếp hạng đầu theo giá dự thầu thấp nhất cùng 1 lúc, căn cứ theo nội dung kê khai và file tài liệu chứng minh mà nhà thầu đã đính kèm trên mạng. Tư vấn lần lượt đánh giá tính hợp lệ E-HSDT, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, đánh giá về kỹ thuật của nhà thầu xếp hạng thứ nhất. Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất không đáp ứng thì thực hiện các bước đánh giá nêu trên đối với nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Do đã làm rõ E-HSDT trước, nên tư vấn đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu xếp hạng 1 không đạt, và tiếp tục đánh giá nhà thầu xếp hạng tiếp theo Căn cứ theo khoản 5, điều 15 của Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đối với các nội dung về năng lực và kinh nghiệm, việc đánh giá E-HSDT được thực hiện trên cơ sở các thông tin nhà thầu kê khai trong E- HSDT mà không yêu cầu nhà thầu phải đính kèm file tài liệu chứng minh....Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải nộp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật cho bên mời thầu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT. Như vậy, tư vấn yêu cầu làm rõ E-HSDT trong quá trình đánh giá, thay vì thương thảo hợp đồng mới yêu cầu nộp tài liệu làm rõ. Điều này có sai quy trình đánh giá theo Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT không?  

Nhà thầu đính kèm nhầm 01 file trong 03 file nhà thầu đính kèm thuộc phần đề xuất kỹ thuật. Trước thời điểm đóng thầu 15 phút, nhà thầu có gửi tới Bên mời thầu văn bản đính kèm nhầm file tài liệu trong quá trình tham dự thầu qua mạng (có biên bản xác nhận giữa các bên) với nội dung cơ bản như sau: “Sau khi xem xét lại các nội dung trong E-Hồ sơ dự thầu mà công ty chúng tôi đã nộp, chúng tôi phát hiện trong các file đính kèm trong quá trình dự thầu điện tử có 01 file thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công bị nhầm lẫn sang file có nội dung của một công trình khác. Vì thời gian phát hiện nhầm lẫn này là 10h00p đến thời điểm đóng, mở thầu không còn nhiều thời gian, cán bộ của công ty chúng tôi cũng mới tham gia quá trình dự thầu điện tử nên chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý trong tình huống này, vậy nên chúng tôi làm văn bản này để gửi trực tiếp tới Bên mời thầu để Bên mời thầu biết được và xem xét cho chúng tôi được gửi tài liệu thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công thay thế cho nội dung bị nhầm lẫn, hoặc có thể xem xét cho chúng tôi làm rõ E-Hồ sơ dự thầu trực tiếp trên Hệ thống mạng đẩu thầu quốc gia theo quy đinh tại khoản 22.1, 22.2, mục 22, chương I, phần 1 của E-Hồ sơ mời thầu (Gửi kèm theo là nội dung file thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công được chứa trong USB và 01 bản in giấy). Hỏi: Chúng tôi phải xử lý như thế nào để phù hợp quy định của pháp luật đấu thầu?

Ban quản lý dự án X đang tổ chức đấu thầu qua mạng cho một gói thầu về thi công công trình đường nông thôn. Trong đó, có 05 nhà thầu tham dự. Bên mời thầu đánh giá E-HSDT theo Quy trình 1. E-HSDT của 05 nhà thầu đều được đánh giá là hợp lệ. Giá dự thầu xếp theo thứ tự từ thấp đến cao của 05 nhà thầu theo tên gọi là A, B, C, D, E. Tất cả các nhà thầu đều có giá dự thầu nhỏ hơn giá gói thầu. Trong quá trình đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu thì Bên mời thầu nhận thấy các nhà thầu đều kê khai không đủ thông tin cũng như chưa cung cấp được các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm nhân sự như yêu cầu nên đã gửi Văn bản yêu cầu làm rõ cho 5 nhà thầu trên mạng đấu thầu. Sau khi hết thời hạn làm rõ, Bên mời thầu chỉ nhận được Văn bản làm rõ của nhà thầu E nên tiếp tục có Văn bản yêu cầu các nhà thầu còn lại làm rõ trên mạng đấu thầu. Tuy nhiên các nhà thầu này đều có văn bản trả lời. Do đó, Bên mời thầu không có căn cứ, cơ sở, tài liệu để đánh giá. Vì vậy, Bên mời thầu đánh giá các nội dung được yêu cầu làm rõ của E-HSDT của các nhà thầu không đáp ứng các yêu câu nếu trong E-HSMT. Cuối cùng Bên mời thầu đánh giá các nhà thầu A, B, C, D không đạt về năng lực và kinh nghiệm, không được đánh giá ở bước tiếp theo. Nhà thầu E có giá đánh giá cao nhất nhưng sau khi làm rõ đáp ứng các yêu cầu của E-HSMT. Hỏi Bên mời thầu có thể kiến nghịnNhà thầu E trúng thầu gói thầu nói trên không?

Trong quá trình đánh giá Hồ sơ dự thầu một gói thầu đấu thầu qua mạng, phần tài liệu để chứng minh năng lực kinh nghiệm tài chính của E-HSDT, nhà thầu scan bản gốc thư cam kết cung cấp tín dụng của ngân hàng không ghi ngày tháng phát hành và trong nội dung thư không ghi thời hạn hiệu lực của cam kết (chỉ ghi cam kết cấp tín dụng cho nhà thầu nếu trúng thầu). Khi đối chiếu với bản gốc thì phát hiện nhà thầu có ghi thêm ngày tháng phát hành vào. Vậy trong tình huống này phải xử lý như thế nào cho đúng luật? Trong phần đối chiếu tài liệu giữa bản scan và bản gốc: Một số tài liệu về hồ sơ thiết bị chủ yếu để thi công không có bản gốc, chỉ có photo công chứng. Vậy có được chấp thuận trong quá trình đánh giá không?