Hiển thị kết quả duy nhất

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Theo quy định nêu tại Điều 24 của Luật đấu thầu thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng mua tài sản đã đấu thầu, doanh nghiệp được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp theo Phương án 1 hay Phương án 2, cụ thể: - Phương án 1: Doanh nghiệp được áp dụng mua sắm trực tiếp 1 lần với giá trị mua sắm tối đa 130% giá trị gói thầu đã đấu thầu; - Phương án 2: Doanh nghiệp được áp dụng mua sắm trực tiếp nhiều lần và giá trị mỗi lần mua sắm tối đa 130% giá trị gói thầu đã đấu thầu trước đó”. Độc giả xin hỏi, thực hiện theo phương án nào là đúng?

Doanh nghiệp X có câu hỏi như sau: Doanh nghiệp X có liên danh với doanh nghiệp Y và Z để tham gia đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa thực hiện đấu thầu theo hình thức rộng rãi của Chủ đầu tư A. Theo đó, liên danh X-Y-Z đã trúng thầu gói thầu này. Hiện nay, Chủ đầu tư A đang có nhu cầu tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm với chủng loại hàng hóa tương tự gói thầu trước đây nhưng các doanh nghiệp Y và Z không có nhu cầu tham gia. Hỏi Chủ đầu tư có thể áp dụng mua sắm trực tiếp cho chỉ thành viên liên danh X nếu thành viên này đáp ứng năng lực theo quy định không?

Hiện nay Công ty A có 01 gói thầu mua sắm trực tiếp công cụ phục vụ đo đếm. Đơn giá áp dụng đơn giá của 01 đơn vị khác cùng ngành đã đấu thầu rộng rãi và ký hợp đồng mua sắm với nhà thầu cung cấp đang còn hiệu lực dưới 12 tháng. Nhà thầu cung cấp này (tạm gọi là Nhà thầu A) vẫn đủ năng lực để cung cấp tiếp số lượng thiết bị này cho Công ty A, nhưng hiện nay có nhà cung cấp khác (tạm gọi là Nhà thầu B) có chào giá cho Công ty A loại thiết bị đo đếm đó có tính năng ưu việt hơn, có giá thành thấp hơn giá đã trúng thầu và ký hợp đồng của Nhà thầu A. Như vậy Công ty A có được phép mua sắm trực tiếp thiết bị đo đếm đó của Nhà thầu B với giá thành thấp hơn giá đã trúng thầu và ký hợp đồng trước đây của Nhà thầu A không?

Công ty chúng tôi đã áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp 1 lần, nếu vẫn đủ điều kiện để tiếp tục áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp thì chúng tôi có được tiếp tục thực hiện không? Số lần được phép áp dụng hình thức này tối đa là bao nhiêu lần?

Công ty tôi có 3 gói thầu có nội dung tương tự, thực hiện vào các thời điểm khác nhau. Công ty đã lựa chọn nhà thầu gói thầu thứ nhất theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp cho gói thầu thứ hai. Hỏi: Hiện nay Công ty muốn tiếp tục áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp đối với gói thầu thứ ba có được không? Với gói thầu thứ nhất thì Công ty có thể thực hiện được bao nhiêu gói thầu tương tự khác thông qua hình thức mua sắm trực tiếp?

Ông Trần Minh Hoàng ở Quảng Ninh có câu hỏi như sau: Hiện công ty của ông đang có gói thầu có hàng hóa có tính chất tương tự với gói thầu đã đấu thầu rộng rãi trước đó. Thời gian ký hợp đồng gói thầu đó đến nay cũng chưa đến 12 tháng nhưng hợp đồng đó chưa được nghiệm thu hoàn thành và chưa được thanh lý hợp đồng. Ông Hoàng hỏi như vậy có được áp dụng mua sắm trực tiếp cho gói thầu chuẩn bị thực hiện không?

Công ty cổ phần A có câu hỏi như sau: Chúng tôi là Công ty cổ phần thuộc Tập đoàn B. Hiện tại, Công ty chúng tôi đang chuẩn bị tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa thiết bị. Chúng tôi dự kiến lựa chọn áp dụng hình thức đấu thầu mua sắm trực tiếp theo quy định tại Điều 24 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, căn cứ vào kết quả đấu thầu rộng rãi của một đơn vị khác cũng là Công ty cổ phần thuộc tập đoàn B với thỏa mãn các điều kiện sau của Luật đấu thầu số 43: + Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký họp đồng thực hiện gói thầu trước đó; + Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký họp đồng trước đó; + Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; + Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng; - Vậy, Công ty chúng tôi xin hỏi việc mua sắm trực tiếp căn cứ vào họp đồng đã ký kết của Công ty khác (không phải hợp đồng đã ký kết với Công ty chúng tôi) có đảm bảo đúng quy định của Luật Đấu thầu không?