Hiển thị kết quả duy nhất

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Ban QLDA chúng tôi đã tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công công trình giao thông theo đúng quy định. Nhà thầu trúng thầu là Liên danh công ty TNHH A và công ty Cổ phần B. Gói thầu đã triển khai thi công từ tháng 8/2019, đến nay đã đạt được khoảng 35% tiến độ. Tuy nhiên, tháng 12/2019, Công ty TNHH A chia thành hai Công ty TNHH A1 và Công ty TNHH A2. Trong nghị quyết của Hội đồng thành viên của Công ty TNHH A có nêu: Công ty TNHH A1 được kế thừa toàn bộ các năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công của Công ty TNHH A. Ngày 02/1/2019, Công ty TNHH A1 đề nghị Ban QLDA ký kết Phụ lục họp đồng thi công gói thầu trên để chuyển tên nhà thầu liên danh từ Liên danh công ty TNHH A và công ty Cổ phần B thành Liên danh công ty TNHH A1 và công ty Cổ phần B. Hỏi: Chúng tôi xử lý tình huống này như thế nào?

Thời điểm Quý II/2019 Công ty X tham gia đầu tư (mua cổ phần) vào 03 công ty A, B, C, nắm giữ trên 50% cổ phần và trở thành Công ty mẹ của các Công ty này (là Công ty mẹ của của các Công ty con A, B, C). Hiện nay Công ty X đang tham gia đấu thầu một số công trình xây dựng và trong hồ sơ dự thầu có nêu rõ sẽ huy động các Công ty con A, B, C tham gia thực hiện gói thầu nếu trúng thầu. Vậy trong trường hợp này, Công ty X có được sử dụng năng lực và kinh nghiệm của các Công ty con (năng lực về kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự trong các năm trước đây của các Công ty con) để làm năng lực, kinh nghiệm của Công ty mẹ khi tham dự thầu được không.

Ông Hoàng Nam trong quá trình đánh giá HSDT cho gói thầu mua sắm hàng hóa gặp tình huống như sau: Công ty A có đệ trình HSDT cho gói thầu nói trên và Công ty A đang sở hữu 80% số lượng cổ phần của Công ty B. Trong Hồ sơ dự thầu, Công ty A chào thầu hàng hóa của nhà sản xuất Công ty B và cung cấp hợp đồng bán hàng do Công ty B kí và thực hiện, để sử dụng làm hợp đồng tương tự chứng minh năng lực thực hiện hợp đồng của Công ty A. Ông Nam hỏi Công ty A có được sử dụng hợp đồng kinh nghiệm của Công ty B (đơn vị do Công ty A sở hữu 80% cổ phần của Công ty B) để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình hay không?

Nhà máy in C trước đây là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn B. Khi đó, Tập đoàn B tham gia đấu thầu và nếu trúng thầu thì giao một số gói thầu cho Nhà máy in C thực hiện. Do cơ cấu lại Tập đoàn B, Nhà máy in đã được tách ra thành một pháp nhân độc lập, sau đó tiếp tục được điều chuyển nguyên trạng, sáp nhập về Nhà thầu A. Hỏi: Trong trường hợp này, khi chuẩn bị hồ sơ dự thầu (HSDT) tham gia đấu thầu, Nhà thầu A có được kế thừa năng lực, kinh nghiệm của Nhà máy in C khi còn trực thuộc Tập đoàn B không?

Công ty của ông Lê Hoài Nam (ở Bạc Liêu) đang tổ chức lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu về xây dựng công trình đường tỉnh lộ. Trong quá trình đánh giá Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia chúng tôi gặp trường hợp nhà thầu A cung cấp hợp đồng tương tự để chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu là hợp đồng kinh nghiệm của mình pháp nhân khác {sau đây gọi là “pháp nhân X”}. Tại thời điểm đóng thầu, pháp nhân X đã được sáp nhập vào nhà thầu A là nhà thầu tham dự gói thầu nói trên. Căn cứ vào Điều 89 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập nên Công ty của ông đã xử lý tình huống này theo hướng sau: Theo quy định trên của Bộ luật Dân sự 2015, ông Nam hiểu rằng khi pháp nhân X được sáp nhập vào nhà thầu A thì năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu A được hiểu là bao gồm năng lực, kinh nghiệm của pháp nhân X trước khi được sáp nhập. Điều này có nghĩa khi pháp nhân X có năng lực, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng thì năng lực, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng này sẽ được tính vào năng lực kinh nghiệm của nhà thầu A sau khi pháp nhân X sát nhập vào nhà thầu này. Ông Nam mong chuyên gia hướng dẫn cách xác định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu A trong trường hợp trên đã phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu chưa? Nếu chưa phù hợp thì việc xác định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu A được thực hiện như thế nào để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật liên quan.