Hiển thị kết quả duy nhất

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Công ty A đang lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước 1 thiết bị. Trong hồ sơ mời thầu yêu cầu thiết bị có xuất xứ từ các nước G7 thì được ưu tiên và đưa vào giá đánh giá.

Hiện có 1 nhà thầu chào thiết bị ghi xuất xứ tại Italy (có chứng chỉ xuất xứ hàng hóa CO). Trong thông tin kỹ thuật của hồ sơ dự thầu của nhà thầu thì ghi thiết bị được hoàn thiện tại 1 nhà máy Timsan ở Italy.

Tuy nhiên, khi Công ty A tìm hiểu thì nhà máy Timsan chỉ có ở Thổ Nhĩ Kỳ mà không có ở Italy, ngoài ra trong hồ sơ dự thầu nhà thầu cung cấp các hợp đồng tương tự thì các thiết bị đều sản xuất tại nhà máy Timsan tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Công ty A đã gửi công văn yêu cầu nhà thầu làm rõ và cung cấp địa chỉ nhà máy Timsan tại Italy và được nhà thầu trả lời là thiết bị được sản xuất và hoàn thiện tại nhà máy của tập đoàn Fresia tại Italy - nhà sản xuất OEM của Timsan.

Do đó, Công ty A đã xác định Timsan không có nhà máy sản xuất tại Italy như trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Hỏi: Trường hợp nhà thầu có hồ sơ dự thầu và công văn làm rõ có sự mâu thẫu như trên thì có được xem là "Không bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu, không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp" không? Thiết bị này có được xem là thiết bị có xuất xứ tại Italy không?

Chủ đầu tư lập Hồ sơ yêu cầu và gửi đến nhà thầu, yêu cầu nhà thầu lắp đặt hệ thống Camera có xuất xứ Nhật Bản, nhà thầu được chỉ định đã lập Hồ sơ đề xuất gói thầu Cung cấp và lắp đặt hệ thống Camera giám sát an ninh, thiết bị xuất xứ Nhật Bản, hiệu SONY theo đúng hồ sơ yêu cầu, với giá đề xuất không vượt giá gói thầu được phê duyệt nên được chủ đầu tư xét trúng thầu và ký hợp đồng. Sau khi ký hợp đồng, nhà thầu đã có văn bản đề nghị và được chủ đầu tư đồng ý cho thay đổi thiết bị từ xuất xứ Nhật Bản sang xuất xứ Trung Quốc, hiệu SONY (về cấu hình, thông số kỹ thuật không thay đổi) với lý do tại Nhật Bản hãng SONY không còn sản xuất và nhà thầu cung cấp giấy xác nhận của hãng SONY Việt Nam là hàng chính hãng của SONY có chất lượng toàn cầu, được bảo hành theo quỵ định của SONY. Sau đó, Chủ đầu tư và nhà thầu đã ký phụ lục hợp đồng, thay đổi thiết bị từ xuất xứ Nhật Bản sang xuất xứ Trung Quốc, hiệu SONY nhưng không có thay đổi về giá và lập hồ sơ quyết toán. Xin hỏi chuyên gia quá trình thực hiện như tình huống trên có vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu không?

Công ty tư vấn đấu thầu đang đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật gói thầu mua sắm hàng hóa, mua sắm tập trung thực hiện theo phương thức 01 giai đoạn 02 túi hồ sơ. Trong quá trình đánh giá phát sinh tình huống như sau: Hồ sơ mời thầu (HSMT) yêu cầu phạm vi cung cấp hàng hóa X với số lượng 03 cái, trong đó 01 cái cho đơn vị A, 01 cái cho đơn vị B, 01 cái cho đơn vị C. Liên danh nhà thầu giữa Công ty Y và Công ty Z tham dự gói thầu nêu trên. Theo thỏa thuận liên danh, Công ty Y cung cấp hàng hóa X cho đơn vị A, Công ty Z cung cấp hàng hóa X cho đơn vị B, C. Các thành viên liên danh Công ty Y và Công ty Z cùng cung cấp chủng loại hàng hóa X đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật theo HSMT nhưng model, hãng sản xuất, xuất xứ và đơn giá của hàng hóa này khác nhau. Đơn vị tư vấn đấu thầu muốn hỏi chuyên gia: nhà thầu Liên danh đề xuất như trên có đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan không?

Ban QLDA X sau khi lựa chọn nhà thầu cho một gói thầu mua sắm hàng hóa và đã tiến hành ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, ban QLDA X đã nhận được đề nghị thay đổi xuất xứ hàng hóa đã cung cấp với lý do cụ thể như sau: Mặt hàng thứ nhất: lí do nhà thầu đưa ra là Model cũ không được sản xuất nữa - nhà thầu đề nghị thay thế bằng Model khác của cùng hãng sản xuất nhưng có nước xuất xứ khác so với Model đã chào thầu. Mặt hàng thứ hai: lí do nhà thầu đưa ra là nhà sản xuất bị phá sản - nhà thầu đề nghị thay thế bằng Model khác của một nhà sản xuất khác đồng thời giữ nguyên nước xuất xứ của sản phẩm như đã chào thầu. Bên cạnh đó, Nhà thầu cũng cam kết không thay đổi đơn giá 2 mặt hàng này so với giá đã chào thầu và đã cung cấp cho Ban QLDA bằng chứng liên quan đến việc ngừng sản xuất Model cũ và việc nhà sản xuất bị phá sản. Ban QLDA X muốn hỏi chuyên gia việc thay đổi xuất xứ nói trên có vi phạm luật đấu thầu?

Luật Đấu thầu (Điều 89 Khoản 6 Điểm i) quy định một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu là nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế. Hỏi: Bên mời thầu là đơn vị X đang thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức chào hàng cạnh tranh. Khi lập hồ sơ yêu cầu, đơn vị X dự kiến quy định rõ xuất xứ, nhãn hiệu và mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ của hàng hóa để các nhà thầu làm cơ sở chào giá trong hồ sơ đề xuất có phù hợp?

Ông Lê Hoài Anh ở Ba Đình, Hà Nội có câu hỏi như sau: Trong HSMT gói xây dựng, bên mời thầu có yên cầu trong Bảng tổng hợp giá chào, bên mời thầu yêu cầu với 1 loại vật liệu trong HSMT, nhà thầu chỉ được chào cụ thể một loại vật liệu nêu chào từ 2 loại vật liệu được coi là nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng và HSDT được đánh giá là không đạt. Ông Anh muốn hỏi chuyên gia, quy định như vậy có đúng với quy định của Luật đấu thầu không? Và có gây khó khăn cho nhà thầu tham gia dự thầu không?