Hiển thị kết quả duy nhất

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Trung tâm Tư vấn A trực thuộc Sở B, có con dấu và tài khoản riêng, với kinh phí hoạt động 100% tự chủ; Chức năng của Trung tâm là Tư vấn kỹ thuật cho các Chủ đầu tư và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về quản lý kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ, chi phí đầu tư xây dựng và an toàn, bảo vệ môi trường các dự án đầu tư xây dựng giao thông. Trung tâm A xin được hỏi chuyên gia một số nội dung như sau: Trong trường hợp kế hoạch đấu thầu các dự án do Sở B làm chủ đầu tư, các gói thầu tư vấn (có giá trị > 500.000.000 đồng) được duyệt tự thực hiện và Sở B giao cho Trung tâm A thực hiện thì có phù hợp với Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP không?  

Một doanh nghiệp nhà nước X có câu hỏi cho chuyên gia về thực hiện hình thức tự thực hiện trong đấu thầu như sau: Một trong các điều kiện để áp dụng hình thức tự thực hiện theo quy định tại Điều 61 Nghị định 63/2014/NĐ-CP là “...Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng sổ tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng” (Khoản 3). Như vậy, trường hợp Đơn vị được giao tự thực hiện (đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 61 Nghị định 63/2014/NĐ-CP) sử dụng chi phí của gói thầu để mua nguyên, nhiên vật liệu (như xi măng, cát, đá, sắt, thép,...) xây dựng công trình với giá trị mua các nguyên, nhiên vật liệu này chiếm tỷ lệ từ 10% giá gói thầu trở lên thì có vi phạm quy định nêu trên hay không?

Trung tâm X thuộc Sở Y của tỉnh A có câu hỏi như sau: Trung tâm X là đợn vị trực thuộc Sở Y, có con dấu, tài khoản riêng và hạch toán độc lập. Trung tâm X có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ để thực hiện các dịch vụ tư vấn (Tư vấn gịiám sát, tư vấn thiết kế, thí nghiệm kiểm định chất lượng công trình xây dựng ...). Sở Y đang là Chủ đầu tư của một công trình xây dựng mà Trung tâm X có đủ năng lực thể thực hiện các dịch vụ tư vấn. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định số 63/2014/ NĐ- CP quy định: Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện. Trung tâm X muốn hỏi Sở Y có thể giao nhiệm vụ cho Trung tâm X thực hiện các gói thầu tư vấn của công trình do Sở Y làm chủ đầu tư (đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá trị trên 500 triệu đồng) theo hình thức tự thực hiện với phương án thỏa thuận giao việc không?

Sở X thuộc tỉnh A có câu hỏi về áp dụng hình thức tự thực hiện như sau: Để thực hiện chính sách “Hỗ trợ 70% chi phí mua giống lúa chất lượng cho các Người sản xuất, mức hỗ trợ không quá 1,05 triệu đồng/ha”, Sở A được UBND tỉnh A giao chỉ đạo Trung tâm Giống cây trồng Y thuộc Sở A thực hiện nội dung hỗ trợ giống lúa Hương thơm số 1 (HT1), là giống lúa chất lượng (đã được xã hội hóa, không phải giống lúa độc quyền) cho nông dân trong tỉnh. Trung tâm Giống cây trồng Y là đơn vị sự nghiệp khoa học và sản xuất kinh doanh thuộc Sở X, thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; có chức năng nghiên cúu, khảo nghiệm, chọn tạo, sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh. Tại Điều 25 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định “Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu". Sở X muốn hỏi nếu giao Trung tâm Y tự thực hiện gói thầu cung cấp giống lúa chất lượng hỗ trợ cho nông dân trong tỉnh theo Điều 25 Luật Đấu thầu thì có đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Công ty M có câu hỏi cho chuyên gia như sau: Theo Điều 25 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Điều 61 và Điều 62 khoản 1 Nghị định số 63/2014/NĐ- CP quy đỉnh về các điều kiện được áp dụng hình thức tự thực hiện, trong đố bao gồm: (i) có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu; (ii) phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu; (iii) đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng. Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện. Trên thực tế, một Tổng công ty Nhà nước có nhiều đơn vị trực thuộc gồm Trung tâm tư vấn thiết kế, các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, theo đó mỗi đơn vị có một chức năng, nhiệm vụ riêng đáp ứng được yêu cầu công việc, các điều kiện chuyên ngành và yểu tố đặc thù của Tổng công ty. Tổng công ty Nhà nước ban hành quy chế ủy quyền phân việc, theo đó, giao cho các Ban quản lý dự án khu vực được quyền phê duyệt những dự án đầu tư có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng. Trong trường hợp này, Trung tâm tư vấn thiết kế và Ban quản lý dự án có địa vị pháp lý ngang nhau trong Tổng công ty. Để áp dụng hình thức tự thực hiện gói thầu tư vấn thiết kế đối với các dự án Tổng công ty đã phân cấp ủy quyền cho Ban quản lý dự án khu vực làm chủ đầu tư, Tổng công ty đã ban hành Quy chế phối họp giữa các đơn vị trực thuộc và Quy chế nội bộ về công tác đấu thầu, theo đó quy định về hình thức tự thực hiện, cụ thể: “ Trung tâm tư vấn thiết kế, Ban quản lý dự án là đơn vị trực thuộc Tổng công ty chủ động phối hợp thực hiện công tác tư vấn thiết kế đối với các dự án mà Ban quản lý dự án khu vực được ủy quyền làm chủ đầu tư đảm bảo hiệu quả, tiến độ, chất lượng và tuân thủ các quy định hiện hành”. “Tự thực hiện là việc Chủ đầu tư hoặc Đơn vị quản ty tài sản thông qua thỏa thuận bằng văn bản giao cho bộ phận, đơn vị hạch toán phụ thuộc trong đơn vị mình hoặc cùng hạch toán phụ thuộc một đơn vj cấp trên để thực hiện một hoặc nhiều gói thầu do mình quản ty. Tiêu chí và điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện áp dụng như Quy định của Luật đấu thầu". Như vậy, với các dự án do Ban quản ty dự án khu vực được giao làm chủ đầu tư, phần việc liên quan đến tư vấn thiết kế được Trung tâm tư vấn thiết kế thực hiện trên cơ sở văn bản thỏa thuận giữa Trung tâm và Ban quản ty dự án theo hình thức tự thực hiện có phù hợp với quy định của Pháp luật hay không? Trong trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các Quy định nội bộ nhằm xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Tổng công ty để thực hiện các dự án được phân cấp ủy quyền như trên thì có quy định cụ thể hay không và cần điều chỉnh như thế nào để phù hợp với quy định của Pháp luật hiện hành?  

Sở Giao thông vận tải tỉnh A có đơn vị sự nghiệp hạch toán kế toán độc lập là Trung tâm Tư vấn giám sát B. Sở Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ là chủ đầu tư Dự án Xây dựng công trình đường giao thông trên địa bàn Tỉnh. Vậy Sở Giao thông vận tải có được giao cho Trung tâm Tư vấn giám sát B thực hiện Gói thầu Tư vấn giám sát thi công công trình thuộc Dự án nói trên theo hình thức tự thực hiện hay không?