Hiển thị kết quả duy nhất

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Một bên mời thầu đang xây dựng hồ sơ mời thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa có câu hỏi như sau: Căn cứ hướng dẫn về việc xác định giá đánh giá quy định tại Bước 5, Điểm 5.2, Mục 5, Chương III - Mầu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/06/2015 của Bộ kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa, bên mời thầu dự kiến đưa ra công thức xác định giá đánh giá như sau: Gđg = G + Δ1 + Δ2 Trong đó:     Gđg: Là giá đánh giá G: Là giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giảm giá Δ1: Là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Mục 31 CDNT (nếu có); Δ2:  Yếu tố quy đổi hàng hóa được xác định như sau:  Δ2 = G.k k:  là hệ số xuất xứ: + Hàng hóa có xuất xứ từ các nước G7: k = 1; + Hàng hóa có xuất xứ từ các nước khác: k = 1,3; Cơ sở để xác định hệ số k: + Cơ sở pháp lý: Bên mời thầu đã tìm hiểu nhưng chưa tìm thấy văn bản pháp lý nào quy định về điều này và kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ hướng dẫn. + Cơ sở thực tiễn: Bên mời thầu đang sử dụng một số loại thiết bị tương đương có xuất xứ từ các nước G7, Trung Quốc,... Tuy nhiên trong quá trình đánh giá xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa thì giá trị hao mòn (tuổi thọ còn lại) của các thiết bị có xuất xứ khác nhau thì khác nhau (với cùng một điều kiện làm việc; công tác bảo dưỡng, sửa chữa được thực hiện đúng theo quy định của Nhà chế tạo). Hơn nữa để đảm bảo tình trạng kỹ thuật cho các thiết bị, chi phí bảo dưỡng sửa chữa của các thiết bị tương đương có xuất xứ khác nhau cũng khác nhau. Bình quân một thiết bị có xuất xứ từ các nước G7 có chi phí bảo dưỡng, sửa chữa chỉ bằng 50% so với thiết bị có xuất xứ từ các nước khác nếu hoạt động trong cùng một chu kỳ như nhau. Từ những căn cứ trên, Bên mời thầu kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn có thể áp dụng cách xác định giá đánh giá như trên trong hồ sơ mời thầu không?

Một nhà thầu đã mua HSMT cho gói thầu mua sắm hàng hóa, có câu hỏi như sau: Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nhà thầu nhận thấy trong mục xác định giá đánh giá của hồ sơ mời thầu, bên mời thầu có qui định như sau:

  • Sản phẩm có xuất xứ từ các nước G7 và Châu Âu (trừ các nước Đông Âu), hệ số bằng 1;
  • Sản phẩm có xuất xứ từ China (trừ Đài Loan) hệ số bằng 2;
  • Sản phẩm có xuất xứ từ các nước Asean (trừ Campuchia, Lào và Myanma) và Đài Loan, hệ số 1,5;
  • Sản phẩm có xuất xứ từ Australia và Hàn Quốc hệ số bằng 1,3.;
Nhà thầu muốn hỏi trong Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn hay các văn bản pháp luật hiện hành có điều khoản nào qui định rõ hệ số qui đối xuất xứ của hàng hóa như bảng trên để xác định giá đánh giá trong công tác đánh giá lựa chọn nhà thầu hay không? Bên mời thầu áp dụng hệ số qui đổi xuất xứ như trên có phù hợp với Luật Đấu Thầu và đảm bảo yếu tố khách quan, công bằng cho các nhà thầu không?

Doanh nghiệp nhà nước X đang thực hiện lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa chia thành nhiều phần (mỗi mặt hàng là một phần thuộc gói thầu) sử dụng phương pháp giá đánh giá. Tại bước xác định giá đánh giá phát sinh tình huống: Nhà thầu A chào mặt hàng X với giá 1.000.000 VND, nhà thầu B cũng chào mặt hàng X với giá 1.000.000 VND. Sau khi tổ chuyên gia xác định giá đánh giá thì giá đánh giá của nhà thầu A và nhà thầu B là ngang bằng nhau. Doanh nghiệp X đã hỏi Bộ KHĐT xác định nhà thầu được kiến nghị trúng thầu. Theo đó, Bộ KHĐT trả lời rằng: "Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 3 khoản 1, Điều 6 khoản 4, Điều 117 khoản 14) quy định trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả). Trường họp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu. Trường hợp sau khi đánh giá, có nhiều nhà thầu được đánh giá tốt nhất, ngang nhau thì xử lý như sau: (i) trao thầu cho nhà thầu có điểm kỹ thuật cao hơn đối với trường họp gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất; (ii) trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Tuy nhiên, sau khi thực hiện các hướng dẫn trên, thì hai nhà A và B vẫn xếp hạng ngang nhau. Do đó, Doanh nghiệp X cần xin hướng dẫn của Bộ KHĐT.

Một Bên mời thầu có câu hỏi như sau: Trường hợp với các gói thầu xây lắp thuộc công trình giao thông đường bộ có giá gói thầu lớn hơn 20 tỷ đồng khi đánh giá về tài chính thì áp dụng phương pháp giá thấp nhất có phù hợp không? Theo tôi tham khảo phương pháp giá đánh giá được quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 12, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì công thức xác định giá đánh giá được tính như sau: GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ. Trong đó: G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có); ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa; ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, đối với gói thầu xây lắp, giá trị của ∆G và ∆ƯĐ rất khó xác định. Nếu ∆G và  ∆ƯĐ đều không có các yếu tố cần thiết để xác định và tính toán để quy về một mặt bằng thì giá trị của ∆G và  ∆ƯĐ có thể xem như bằng 0. Khi đó, công thức áp dụng sẽ là: GĐG = G có phù hợp hay không?