Showing 41–60 of 440 results

Tình huống: Công ty chúng tôi dự định đề xuất UBND huyện giao khu đất để đầu tư xây dựng hạ tầng (san nền, xây dựng đường giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng,..), sau đó phân lô bán nền cho các hộ gia đình xây dựng nhà để ở. Tôi xin hỏi chuyên gia, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư dự án dạng này được pháp luật quy định như thế nào?

Tình huống: Thời gian vừa qua, những vướng mắc về quy định pháp lý trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt là sự chồng chéo giữa Luật Đất đai và Luật Đấu thầu trong thủ tục giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu được xem là điểm nghẽn lớn được nhiều doanh nghiệp bất động sản kiến nghị tháo gỡ. Đây là nguyên nhân khiến nhiều địa phương “không dám” giao dự án mới cho nhà đầu tư và/hoặc “không dám” giao đất cho nhà đầu tư đã trúng đấu thầu, dẫn tới hàng loạt dự án, nhất là các dự án bất động sản bị đình trệ. Hiện nay, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư đã quy định chi tiết nội dung này.  

Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn tình huống như sau:

Nhà thầu A trước khi nộp hồ sơ dự thầu đã có văn bản đề nghị chủ đầu tư và bên mời thầu hủy bỏ kết quả đấu thầu. Nhưng chủ đầu tư và bên mời thầu xét thấy đã thực hiện đúng quy định luật pháp về đấu thầu nên vẫn tiến hành hội nghị mở thầu.

Hỏi: Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có văn bản đề nghị hủy kết quả đấu thầu có được mở không?

Cơ quan A được giao làm chủ đầu tư 1 công trình với tổng mức đầu tư 9 tỷ đồng, trong đó có 1 gói thầu xây lắp với giá dự toán 7 tỷ đồng.

Hỏi: Cơ quan A tự lập hồ sơ mời thầu và đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu nêu trên được không?

Hỏi: Theo mẫu Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định của Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phần Bảo đảm dự thầu ghi hình thức là đặt cọc hoặc thư bảo lãnh, thì đặt cọc ở đây được hiểu là đặt cọc bằng séc theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT hay bằng tiền mặt?

Các quy định cần lưu ý (Phần 3) về lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (tiếp)

Đề nghị cơ quan chức năng giải đáp vấn đề sau:

Trường hợp hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng chủ đầu tư chưa có văn bản đề nghị gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu (chưa có kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu). Vậy nếu chủ đầu tư có văn bản (sau ngày hết hiệu lực của hồ sơ dự thầu) đề nghị nhà thầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì nhà thầu có quyền từ chối không gia hạn được hay không?

Hỏi: Trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu không nộp tài liệu để chứng minh nguồn lực tài chính để thực hiện gói thầu thì nhà thầu có được bổ sung tài liệu để chứng minh nhà thầu có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện gói thầu và nguồn lực tài chính (có được xem là bản chất của nhà thầu hay không)?

Theo quy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Chủ đầu tư xác định nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Vậy chủ đầu tư sẽ xác định nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm bằng cách nào? Có phải bằng cách gửi hồ sơ năng lực hay không? Việc gửi hồ sơ năng lực trong chỉ định thầu rút gọn có bắt buộc không?

Liên danh công ty (A+B+C) trúng thầu gói thầu X. Trong đó, công ty A là thành viên đứng đầu liên danh, các thành viên phân khai tỷ lệ trúng thầu như sau: A - 60%, B - 30% và C - 10%. Giá trị xây lắp của gói thầu là 300 tỷ đồng. Hiện công ty A đã hoàn thành 50%, công ty B hoàn thành 10% và công ty C hoàn thành 9% công việc. Thời gian thực hiện hợp đồng còn khoảng 4 tháng. Công ty A và C dự kiến sẽ hoàn thành phần khối lượng do mình đảm nhận đúng tiến độ. Tuy nhiên do khó khăn về tài chính nên công ty B chỉ có thể hoàn thành 15% khối lượng, phần còn lại công ty B có văn bản kiến nghị ban quản lý dự án và các thành viên còn lại xem xét hỗ trợ công ty B. Ông Nguyễn Văn Phúc (Long An) hỏi, trong trường hợp nêu trên, công ty A (thành viên đứng đầu liên danh) có được quyền phân khai lại khối lượng (điều chuyển khối lượng của công ty B qua cho công ty A và công ty C thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu về tiến độ của hợp đồng) để trình chủ đầu tư xem xét, chấp thuận hay không?

Các quy định cần lưu ý (Phần 2) về lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 25/2020/NĐ-CP - Tiếp theo Phần 1

Trong quá trình đánh giá E-HSDT gói thầu thi công xây dựng công trình qua mạng đấu thầu quốc gia, xảy ra tình huống như sau:

Gói thầu có 4 nhà thầu tham dự (E-HSDT), phương pháp đánh giá E-HSDT là theo quy trình 2 (đánh giá đối với nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất). Trong đó, nhà thầu A có giá thấp nhất, nhà thầu B có giá thứ 2. Nhà thầu A được đánh giá là không đạt về mặt kỹ thuật (bị loại); nhà thầu B đáp ứng các tiêu chí đánh giá theo yêu cầu của E-HSMT.

Tuy nhiên, nhà thầu B lại cho nhà thầu A thuê 1 thiết bị (máy xúc: Có đời máy, công suất, năm sản xuất, hãng sản xuất giống nhau) và thiết bị này cũng được nhà thầu B dùng làm năng lực để tham gia gói thầu nêu trên; nhân sự của nhà thầu A lại làm chỉ huy trưởng cho nhà thầu B (trên tài liệu xác nhận của BHXH mà nhà thầu B nộp cùng E-HSDT); thuyết minh biện pháp tổ chức thi công của 2 nhà thầu A và B giống hệt nhau (chỉ thay đổi tên công ty, câu từ và các đầu mục thuyết minh giống hệt nhau).

Hỏi: Với tình huống trên 2 nhà thầu (A và B) cùng tham dự 1 gói thầu như vậy có bảo đảm tính cạnh tranh theo quy định không? Nhà thầu A và nhà thầu B có bị coi là thông thầu không? Chủ đầu tư và bên mời thầu cần giải quyết tình huống trên như thế nào để bảo đảm quy định? Nhà thầu B có được xem xét trúng thầu không?

Câu hỏi: Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/2/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (Thay thế Nghị định số 30/2015/NĐ-CP) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2020. Hỏi: Xin Chuyên gia cho biết các thay đổi lớn mà các bên cần lưu ý trong quá trình thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất khi Nghị định số 25/2020 có hiệu lực thi hành.

Theo quy định tại Mục CDNĐT 1.2 Chương II, Bảng dữ liệu đấu thầu, Thông tư số 16/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn "Giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước tối thiểu (m3): ____ [Căn cứ lợi thế thương mại của khu đất, quỹ đất thực hiện dự án trong tương lai hoặc thống kê giá trị của các khu đất có vị trí, tính chất tương đồng với khu đất thực hiện dự án, Bên mời thầu xác định giá trị m3 để nhà đầu tư có cơ sở đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước". Với việc quy định này, Bên mời thầu rất khó xác định giá trị nộp ngân sách nhà nước tối thiểu m3, và đây là vướng mắc chung trong việc lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án có sử dụng đất trên cả nước. Hiện nay, với việc ra đời của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (có hiệu lực vào ngày 20/4/2020) sẽ giải quyết vấn đề này.

Câu hỏi: Tỉnh X sẽ tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại có diện tích khoảng 30ha. Chúng tôi xin hỏi, việc lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được thực hiện thông qua các hình thức nào? UBND tỉnh X dự kiến giao cho Ban Quản lý phát triển đô thị của tỉnh chủ trì tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh có đúng quy định pháp luật không?

Liên quan đến thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, một liên danh nhà đầu tư có câu hỏi như sau: Thông tư số 16/2016/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn “Trường họp liên danh, năng lực về tài chính của nhà đầu tư liên danh là tổng năng lực của các thành viên trong liên danh, đồng thời từng thành viên liên danh phải đáp ứng năng lực tương ứng với phần vốn góp chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh”. Do đó, phần tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu trong thỏa thuận liên danh của nhà đầu tư có vai trò quan trọng để đánh giá năng lực tài chính. Vậy trong quá trình thực hiện dự án thực tế sau khi ký kết hợp đồng dự án, các thành viên trong liên danh có được phép thay đổi cơ cấu tỷ lệ phần vốn góp chủ sở hữu hay không? Nếu được phép thay đổi thì phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn xử lý tình huống sau:

Năm 2018, nhà thầu X trúng gói thầu cung cấp hàng hóa, gồm các hàng hóa A, B, C. Nhà thầu X ký hợp đồng với chủ đầu tư Y về việc cung cấp hàng hóa A, B, C nêu trên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà thầu X chỉ cung cấp được hàng hóa A và B theo hợp đồng với chủ đầu tư, còn hàng hóa C nhà thầu X không cung cấp được nên đã có văn bản gửi chủ đầu tư Y xin không cấp hàng hóa C và chấp nhận chịu phạt vi phạm hợp đồng.

Chủ đầu tư Y đã đồng ý cho nhà thầu X không cấp hàng hóa C và nhà thầu X bị xử phạt vi phạm hợp đồng. Sau đó hai bên ký quyết toán hợp đồng nêu trên và thanh lý hợp đồng (chủ đầu tư Y không có văn bản thông báo với nhà thầu X và gửi Cục Quản lý đấu thầu về việc nhà thầu X vi phạm hợp đồng nêu trên).

Năm 2019, nhà thầu X lại nộp hồ sơ tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa của chủ đầu tư Y và cam kết trong 5 năm gần nhất không có hợp đồng nào không hoàn thành.

Hỏi: Chủ đầu tư Y có được đánh giá nhà thầu X có lịch sử không hoàn thành hợp đồng hay không? Có quy định nào bắt buộc chủ đầu tư phải gửi văn bản thông báo tới nhà thầu và gửi Cục Quản lý đấu thầu về việc nhà thầu vi phạm hợp đồng hay không?

Ông Hoàng Văn Tiến có một số câu hỏi như sau:

Quy định nào của pháp luật quy định về điều kiện của tổ chức, cá nhân được mua hồ sơ mời thầu xây dựng, mua sắm hàng hóa? Tổ chức, cá nhân đến mua hồ sơ mời thầu cần những loại giấy tờ gì để đủ điều kiện mua hồ sơ mời thầu? Các cá nhân không thuộc tổ chức, doanh nghiệp nào thì có đủ điều kiện được mua hồ sơ mời thầu?

Có quy định nào của pháp luật quy định giá trúng thầu của gói thầu phải thấp hơn giá mời thầu là bao nhiêu % không?

Trong thực tế xảy ra hiện tượng người đến hỏi mua hồ sơ mời thầu thì nhiều nhưng khi kết thúc bán hồ sơ mời thầu chỉ có 3 tổ chức cá nhân mua và nộp hồ sơ dự thầu. Chính vì lý do này, để bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong đấu thầu đề nghị cơ quan chức năng nên có hướng dẫn bổ sung về điều kiện, các giấy tờ để đủ điều kiện được mua hồ sơ mời thầu.

Việc kiểm soát chữ ký và dấu đóng trên giấy giới thiệu của các cá nhân đại diện cho các tổ chức đến mua hồ sơ mời thầu là rất khó khăn đối với chính quyền cơ sở. Do vậy, đề nghị nên có hướng dẫn chi tiết để chính quyền cơ sở có điều kiện phân biệt và loại bỏ những tổ chức, cá nhân dùng dấu giả để trục lợi thông qua việc mua hồ sơ mời thầu.

Để phù hợp với giá cả thị trường hiện tại và giá vật liệu ngày càng tăng của thị trường đề nghị Chính phủ nên nâng hạn mức chỉ định thầu xây dựng nên 5 tỷ đồng.

Công ty A đang lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước 1 thiết bị. Trong hồ sơ mời thầu yêu cầu thiết bị có xuất xứ từ các nước G7 thì được ưu tiên và đưa vào giá đánh giá.

Hiện có 1 nhà thầu chào thiết bị ghi xuất xứ tại Italy (có chứng chỉ xuất xứ hàng hóa CO). Trong thông tin kỹ thuật của hồ sơ dự thầu của nhà thầu thì ghi thiết bị được hoàn thiện tại 1 nhà máy Timsan ở Italy.

Tuy nhiên, khi Công ty A tìm hiểu thì nhà máy Timsan chỉ có ở Thổ Nhĩ Kỳ mà không có ở Italy, ngoài ra trong hồ sơ dự thầu nhà thầu cung cấp các hợp đồng tương tự thì các thiết bị đều sản xuất tại nhà máy Timsan tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Công ty A đã gửi công văn yêu cầu nhà thầu làm rõ và cung cấp địa chỉ nhà máy Timsan tại Italy và được nhà thầu trả lời là thiết bị được sản xuất và hoàn thiện tại nhà máy của tập đoàn Fresia tại Italy - nhà sản xuất OEM của Timsan.

Do đó, Công ty A đã xác định Timsan không có nhà máy sản xuất tại Italy như trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Hỏi: Trường hợp nhà thầu có hồ sơ dự thầu và công văn làm rõ có sự mâu thẫu như trên thì có được xem là "Không bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu, không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp" không? Thiết bị này có được xem là thiết bị có xuất xứ tại Italy không?

Liên quan đến nội dung thương thảo hợp đồng gói thầu mua sắm hàng hóa, có câu hỏi như sau:

Chủ đầu tư A phát hành hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa, trong hồ sơ mời thầu nêu thông số kỹ thuật, không nêu xuất xứ hàng hóa. Nhà thầu B tham dự thầu có đưa ra nhà sản xuất X đáp ứng thông số kỹ thuật, được chủ đầu tư xếp hạng thứ nhất.

Trong quá trình thương thảo hợp đồng thì chủ đầu tư yêu cầu đưa nhà sản xuất Y đáp ứng thông số kỹ thuật, chất lượng tốt hơn hoặc tương đương nhà sản xuất X và được nhà thầu B đồng ý

Hỏi: Việc chủ đầu tư yêu cầu mua hàng của nhà sản xuất Y và được nhà thầu đồng ý mặc dù nhà thầu đề xuất nhà sản xuất X trong hồ sơ dự thầu có vi phạm không?