Showing 61–80 of 440 results

Công ty X có 1 công trình A, đã thuê tư vấn thiết kế lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của Công ty Y. Sau đó Công ty đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thi công.

Hỏi: Người chủ trì thiết kế đã lập báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Công ty X, giờ tham gia vị trí chỉ huy trưởng của công ty trúng thầu (Công ty Y) thì có vi phạm luật hiện hành không? Việc lựa chọn nhà thầu của Chủ đầu tư đối với Công ty Y với nhân sự như vậy có bị vi phạm hay không?

Theo phản ánh, ngày 16/12/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả, tại khoản 1 Điều 21 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT về trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư quy định:

"Nhà thầu, nhà đầu tư phải đăng ký tham gia Hệ thống và được phê duyệt theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này trước khi xét duyệt trúng thầu để bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu. Trường hợp trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phát hiện nhà thầu, nhà đầu tư chưa đăng ký tham gia Hệ thống thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư hoàn thành việc đăng ký theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này".

Quy định nêu trên không phù hợp, bởi, quy định này không thuộc trách nhiệm của bên mời thầu theo Điều 75 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, mặt khác, tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, Chính phủ cũng không giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn như khoản 1 Điều 21 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT; đồng thời, Khoản d, Điều 5, Luật Đấu thầu quy định một trong những điều kiện để công nhận "Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư" là: "d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia".

Theo đó, nếu trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu chưa đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, sẽ bị đánh giá là "Không đạt" tư cách hợp lệ của nhà thầu.

Tuy nhiên, khoản 1 Điều 21 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT lại quy định bên mời thầu "yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư hoàn thành việc đăng ký". Điều này, ban đầu thì hợp lý với quy định cho phép nhà thầu bổ sung, làm rõ tư cách hợp lệ. Tuy nhiên, về mặt trình tự và thực tế, việc yêu cầu nhà thầu đăng ký là sau thời điểm đóng thầu, dẫn tới việc trước đóng thầu, nhà thầu không hợp lệ; sau đóng thầu nhà thầu lại thành hợp lệ.

Các nhà thầu khác sẽ kiện bên mời thầu với lý do, nhà thầu đăng ký trên Hệ thống mạng quốc gia được xác nhận sau thời điểm đóng thầu. Mặt khác, không loại trừ khả năng các nhà thầu khác cho rằng bên mời thầu thông đồng với nhà thầu kia, nên yêu cầu bổ sung đăng ký, điều này sẽ gây rủi ro pháp lý cho các bên mời thầu, gây khiếu kiện, phức tạp trong đấu thầu.

Do đó, đề nghị bãi bỏ khoản 1 Điều 21 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT nêu trên.

Bên mời thầu X đang tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Y được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước qua mạng. Sau khi mở thầu và download tài liệu hồ sơ dự thầu các nhà thầu, bên mời thầu nhận thấy trong tài liệu đệ trình của nhà thầu Z, có một file đề cập rõ: công ty Z xin gửi tài liệu đính kèm về hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm theo đường link sau: https://mediafire.com/congtyz/hfjaowfsofsjd Bên mời thầu X muốn hỏi dữ liệu trong file theo đường link trên có hợp lệ để dùng đánh giá E-HSDT của Nhà thầu trên hay không?

Tổng Công ty A có câu hỏi như sau: Tổng Công ty A là công ty cổ phần có vốn góp của Tập đoàn X (là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) trên 50% vốn điều lệ  và Tổng Công ty B cũng là một doanh nghiệp cổ phần mà Tập đoàn X nắm giữ 51% vốn điều lệ. Hiện nay, Tổng Công ty B đang phát hành hồ sơ mời thầu gói thầu Y đấu thầu rộng rãi trong nước (nguồn vốn Sản xuất kinh doanh). Trong đó, Tập đoàn X có văn bán xác nhận sản phấm. dịch vụ thuộc gói thầu Y là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập doàn và là đầu ra của Tổng công ty A đồng thời là đầu vào của Tổng công ty B nói trên, các công ty con của tập đoàn được phép tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu của nhau. Tổng công ty A muốn hỏi có đạt tư cách hợp lệ theo khoán 5 điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP không?

Một đơn vị đang chuẩn bị tổ chức đấu thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa. Tuy nhiên do hàng hóa đặc thù, công nghệ phức tạp nên được người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo phương thức 2 giai đoạn 2 túi hồ sơ. Đơn vị này đã hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về áp dụng mẫu hồ sơ mời thầu cho gói thầu này.

Một độc giả đã hỏi trên Cổng thông tin Chính phủ như sau: Để được phép kéo dài thêm 20 ngày đánh giá hồ sơ thầu thì phải báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hay mặc định được phép kéo dài mà không cần quyết định chấp thuận của chủ đầu tư?

Một độc giả có câu hỏi như sau: Thời gian xét thầu được tính kể từ ngày mở thầu cho đến ngày bên mời thầu lập tờ trình xin phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu có đúng không?

Quy trình xét thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ, một giai đoạn một túi hồ sơ như dưới đây có đúng không:

Sau khi mở thầu, tổ chuyên gia tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu. Có kết quả xét thầu, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.

Chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu xong thì các bên tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng 1. Nếu quá trình thương thảo không thành công thì tiếp tục thương thảo với nhà thầu xếp hạng 2... 3 .... sau đó.

Đến khi thương thảo hợp đồng thành công, bên mời thầu lập tờ trình xin phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư căn cứ tờ trình xin phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, lập báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và phát hạn quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng.

Quy trình xét thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ thời gian xét thầu là 25 ngày và tối đa có thể gia hạn thêm 20 ngày.

Trong trường hợp khi hết 45 ngày nhưng vẫn chưa có kết quả xét thầu (vướng ở 1 giai đoạn nào đó khiến bên mời thầu không trình được tờ trình xin phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Ví dụ: Quá trình thương thảo hợp đồng kéo dài hơn dự kiến do chưa thỏa thuận thống nhất được) thì phải xử lý tình huống này như thế nào?

Theo phản ánh, Công ty A có ký hợp đồng thi công với bên B, hình thức hợp đồng trọn gói. Sau khi khởi công, do yêu cầu tiến độ Công ty A đã đề xuất bên B thay đổi biện pháp thi công từ bê tông đổ tại chỗ sang bê tông đổ tại xưởng sau đó lắp ghép với các cấu kiện đã xây dựng sẵn ngoài công trường theo bản vẽ thiết kế.

Hỏi: Việc thay đổi biện pháp thi công nói trên có phù hợp với quy định đối với hợp đồng trọn gói không? Bên B yêu cầu Công ty A phải lập dự toán mới là đúng hay sai? Có phải ký phụ lục hợp đồng với giá mới hay không, dự toán mới có cần phải thẩm định phê duyệt không? Việc nghiệm thu thanh toán theo thực tế thi công hay theo hợp đồng trọn gói đã ký?

Liên quan đến việc bảo đảm cạnh tranh giữa các công ty trong cùng đơn vị, Công ty A có câu hỏi như sau: Công ty A chuẩn bị tham dự gói thầu xây lắp X sử dụng vốn ngân sách nhà nước do bên mời thầu là Công ty B mời thầu và đơn vị tư vấn thiết kế cho gói thầu X là Công ty C. Trong đó, cả 3 công ty A, B, C đều là công ty con và có vốn góp chi phối của một Tập đoàn. Hỏi trong trường hợp này, công ty A có đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu không?

Một bên mời thầu đang tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây lắp thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường với phương thức 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ có câu hỏi như sau: Sau khi đánh giá các hồ sơ đề xuất của các nhà thầu tham gia dự thầu, bên mời thầu đã tiến hành gửi công văn mời nhà thầu có HSĐX chào hàng hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm, yêu cầu về kỹ thuật có giá dự thầu thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch và không vượt giá gói thầu đến thương thảo hợp đồng. Văn bản trên cũng đồng thời gửi đến Chủ đầu tư và các nhà thầu có hồ sơ dự thầu không đáp ứng phần tư cách hợp lệ, năng lực kinh nghiệm và kỹ thuật được biết lý do các nhà thầu không đáp ứng. Với việc thông báo mời nhà thầu đến thương thảo họp đồng, một cơ quan kiểm tra đã nhận xét, đánh giá: Công văn này có các nội dung Vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu quy định tại điểm b khoản 7 điểu 89 Luật Đấu thấu số 43/2013/QH13 “Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu thông tin ... ”.  Bên mời thầu muốn hỏi việc kết luận như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật.

Kiến nghị của ông Lê Ngọc Đoàn, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang (theo Công văn số 7275/VPCP-ĐMDN ngày 15/8/2019 của Văn phòng Chính phủ).
Tôi tên Lê Ngọc Đoàn công tác tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện An Minh, nay gửi đến Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xem xét tình huống trong đấu thầu như sau: Gói thầu A (công trình giao thông nông thôn) được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước với hình thức không qua mạng. Trong hồ sơ mời thầu có mời tiêu chuẩn đánh giá kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp như sau: Kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp: Số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự theo mô tả dưới đây mà nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ trong vòng 03 năm (2016, 2017, 2018) trở lại đây (tính đến thời điểm đóng thầu): (i) số lượng hợp đồng là 3, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là 4,7 tỷ đồng (VNĐ) hoặc (ii) số lượng hợp đồng ít hơn hoặc bằng 3, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là 4,7 tỷ đồng (VNĐ) và tổng giá trị tất cả các hợp đồng ≥ 14,1 tỷ đồng (VNĐ) Khi tham dự thầu, nhà thầu X tham dự các hợp đồng thi công công trình giao thông nông thôn như sau: + Hợp đồng 1 có giá trị 4,3 tỷ đồng; + Hợp đồng 2 có giá trị 3,9 tỷ đồng; + Hợp đồng 3 có giá trị 7,4 tỷ đồng; Tổ chuyên gia đã đánh giá nhà thầu X đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu (có 01 hợp đồng > 4,7 tỷ đồng và tổng các hợp đồng > 14,1 tỷ đồng). Vậy, xin hỏi việc tổ chuyên gia đánh giá nhà thầu X đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp như trên có hợp lệ hay không? Kính mong quý cơ quan xem xét và giải đáp tình huống nêu trên.

Bên mời thầu X đang đánh giá hồ sơ dự thầu cho gói thầu xây lắp áp dụng phương thức đấu thầu 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ, có câu hỏi như sau: Căn cứ vào hướng dẫn tại Mục 17 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của bên mời thầu, chúng tôi đã yêu cầu nhà thầu cung cấp các bản gốc hợp đồng, hóa đơn thanh toán các hợp đồng tương tự để xác minh. Tuy nhiên sau khi yêu cầu làm rõ 02 lần nhà thầu vẫn không cung cấp theo yêu cầu. Hỏi trong trường hợp này bên mời thầu có thể kết luận nhà thầu có gian lận trong kê khai hồ sơ dự thầu và loại hồ sơ dự thầu không?

Bên mời thầu X trong quá trình đánh giá HSDT gói thầu xây lắp có tình huống như sau: Theo yêu cầu của HSMT nhà thầu phải đảm năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định 59/2015/NĐ-CP, cụ thể là nhà thầu phải có chứng chỉ năng lực thi công công trình hạng II do Bộ Xây dựng cấp. Theo đó, khi kiểm tra HSDT bên mời thầu thấy nhà thầu A có đệ trình chứng chỉ năng lực bản photo nên đã yêu cầu nhà thầu cung cấp bản gốc để đối chiếu. Tuy nhiên sau khi yêu cầu 02 lần nhà thầu vẫn không phản hồi theo yêu cầu. Hỏi trong trường hợp này, bên mời thầu có được phép loại HSDT của nhà thầu và đánh giá nhà thầu gian lận trong đấu thầu không?

Một bên mời thầu đang đánh giá HSDT cho gói thầu qua mạng có tình huống như sau: Trong khi xem xét E-HSDT của nhà thầu X, tổ xét thầu nhận thấy nhà thầu có kèm theo file scan Thư bảo lãnh dự thầu của ngân hàng do người ký thư bảo lãnh là ông A Phó Giám đốc ngân hàng. Nhà thầu cũng kèm theo file scan Giấy ủy quyền đề tên người ủy quyền là ông B Giám đốc ngân hàng với nội dung ủy quyền cho ông A Phó Giám đốc ngân hàng được ký chứng thư bảo lãnh nhưng tại chữ ký Giấy ủy quyền này lại đề tên của C (người thứ ba) với chức vụ là Phó giám đổc ngân hàng. Sau đó khi đóng thầu, ngân hàng phát hành bảo lãnh đã có văn bản gửi đến Bên mời thầu xác nhận vê nội dung sai sót nêu trên là lỗi do ngân hàng và đề nghị Bên mời thầu xem xét. Bên mời thầu muốn hỏi trong trường hợp nói trên bảo lãnh dự thầu có được đánh giá là hợp lệ không?

Tình huống: Công ty Cổ phần A là doanh nghiệp cổ phần hoá từ Doanh nghiệp nhà nước. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước là UBND tỉnh. UBND tỉnh có Quyết định cử người làm đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Công ty A chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty A. Vậy xin hỏi: Công ty A tham gia đấu thầu các dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất do người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Chủ tịch UBND tỉnh) không là cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (Tổng Giám đốc công ty A) là phù hợp với các quy định đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu và không thuộc hành vi bị cấm trong đấu thầu trên hay không?

Theo phản ánh, ngày 16/12/2019 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT Quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả, tại khoản 2  Điều 13 Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT có nêu:

"2. Đối với lựa chọn nhà thầu, trong quá trình đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, bên mời thầu phải đính kèm các tài liệu sau đây:

a) Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá; b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá được phê duyệt".

Để đánh giá tính phù hợp của quy định này, xét với quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP thì:

Tại khoản d Điều 7 Nghị định 63/2014/NĐ-CP: Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và các thông tin liên quan đến việc thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có) lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo Đấu thầu.

Theo đó, đối với Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu: b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển; c) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu; d) Danh sách ngắn; đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Nếu xét theo quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, khi đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, bên mời thầu chỉ đăng tải thông tin "thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng" chứ không phải đính kèm "hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá".

Hai nội dung trong ngoặc kép nêu trên là hai khái niệm (nội dung) khác nhau, thông báo là thông báo có việc lựa chọn nhà thầu. Còn tài liệu đính kèm không phải là thông tin cần thông báo, bởi các thông tin cần đăng tải đã được thể hiện tại "thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng".

Tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, Chính phủ không giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn như vậy, đồng thời, quy định trên cũng trái với Luật Đấu thầu. Các quy định yêu cầu đính kèm các tài liệu khác như Quyết định phê duyệt cũng tương tự là không phù hợp.

Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư bãi bỏ các quy định tại Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT không được Chính phủ giao tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và trái với Luật Đấu thầu.

Một công ty chuẩn bị tham dự gói thầu xây lắp trong vai trò thành viên liên danh có câu hỏi như sau: Công ty tôi liên danh với một công ty khác tham dự một gói thầu và ký thỏa thuận liên danh là 30-70 đã thỏa mãn được tất cả các điều kiện liên danh nhưng về phần máy móc, thiết bị phục vụ thi công nêu ở trong hồ sơ dự thầu, khi tham dự thầu 2 công ty chúng tôi chỉ đưa ra hóa đơn chứng từ của một công ty chứng minh đầy đủ phân thiết bị đó. Vậy xin hỏi việc cung cấp thiết bị cho liên danh như vậy có phù hợp?

Một số chủ đầu tư có thắc mắc liên quan đến việc cung cấp thông tin đấu thầu cho báo chí như sau: Theo quy định tại Điều 74 và Điều 75 Luât Đấu thầu quy định trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu là bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chon nhà thầu và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan theo yêu cầu cùa người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đấu thầu. Do đó, chủ đầu tư, bên mời thầu cho rằng hồ sơ dự thầu của nhà thầu là tài liệu bảo mật và chỉ cung cấp cho người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 25 Luật báo chí 2016 lại quy định, nhà báo có quyền được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư cùa cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật, nên sau khi có quyết định kết quả lựa chọn nhà thầu đăng tải trên hệ thống đấu thầu quốc gia, trong khi các nhà thầu tham dự thầu không có kiến nghị gì thì có báo đã cử nhà báo đến yêu cầu chúng tôi cung cấp hồ sơ dự thầu cùa các nhà thầu tham dự với lý do cần làm rõ một số nghi ngờ về quá trình lựa chọn nhà thầu. Vậy việc yêu cầu cung cấp hồ sơ dự thầu như vậy có phù hợp với các quy định hiện hành không?

Một nhà thầu liên danh trong quá trình đệ trình E-HSDT cho gói thầu mua sắm hàng hóa có sai sót như sau: Trong phần thỏa thuận Liên danh, do sơ suất hai Công ty liên danh đã không hiển thị rõ Công ty nào được thay mặt Liên danh sử dụng chữ ký số điện tử để đấu thầu qua mạng như yêu cầu của E-HSMT. Liên danh trên muốn hỏi việc thiếu thể hiện Công ty nào là đại diện Liên danh nhà thầu được sử dụng chữ ký số trong thỏa thuận Liên danh có vi phạm qui định đấu thầu qua mạng hay không? Việc thiếu hiển thị này có bị nằm trong điều kiện bắt buộc loại bỏ E-HSDT của Liên danh hay không?

Công ty X là đơn vị tư vấn đấu thầu cho gói thầu sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất, đã có câu hỏi như sau: Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển (HSDST), do thiếu các tài liệu chứng minh năng lực kinh nghiệm nên bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư làm rõ các nội dung trong HSDST đã nộp. Tuy nhiên, để có đủ cơ sở để đánh giá HSDST bên mời thầu đã phải thực hiện làm rõ nhiều lần vì mỗi lần làm rõ Nhà đầu tư đều không cung cấp đủ các hồ sơ theo yêu cầu đồng thời pháp luật về đấu thầu cũng không quy định số lần làm rõ. Việc làm rõ nhiều lần dẫn đến thời gian đánh giá HSDST nếu tính cả thời gian làm rõ kéo dài hơn so với thời gian quy định tại Nghị định số 30/2015/NĐ-CP. Công ty X muốn hỏi  thời gian đánh giá HSDST theo quy định của pháp luật về đấu thầu có bao gồm thời gian làm rõ HSDST hay không?