Chỉ định thầu có cần ‘bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu’ hay không?

Tình huống: Tổng công ty của ông Lê Hoàng Minh (Hà Nội) có 40% vốn Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Năm 2016, Tổng công ty thành lập một Công ty TNHH MTV do Tổng công ty sở hữu 100% vốn.

Cuối năm 2017, Công ty con được cấp giấy phép đầu tư dự án xây dựng công trình nhà ở. Hiện nay, Công ty con muốn ký hợp đồng để Tổng công ty tham gia vào làm nhà thầu xây dựng công trình.

Hỏi: Ông Minh hỏi, trường hợp này có phải áp dụng Luật Đấu thầu trong việc lựa chọn nhà thầu không? Vì nếu theo quy định của Luật Đấu thầu, để bảo đảm tính cạnh tranh, nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.

Mô tả

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Luật Đấu thầu quy định dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại Điểm a và Điểm b khoản này có sử dụng vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Đối với vấn đề của ông Minh, trường hợp dự án xây dựng công trình nhà ở do Công ty TNHH MTV (công ty con) làm chủ đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì việc lựa chọn nhà thầu cho dự án này phải tuân thủ theo quy định của pháp luật đấu thầu.

Trong trường hợp này, nếu gói thầu có giá trị trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều 22 Luật Đấu thầu thì được chỉ định thầu và trong trường hợp chỉ định thầu thì không yêu cầu phải đáp ứng quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

Hiện nay, Luật đấu thầu 2023 đã có hiệu lực thi hành. Rất vui mừng chào đón bạn tham gia vào Group của chúng tôi để cùng thảo luận. Xin trân trọng cảm ơn!

  1. Group Zalo: Nhấn vào đây!
  2. Group Facebook: Nhấn vào đây!
  3. Group Youtube: Nhấn vào đây!