Quy định thế nào về chào thầu cho thuế, phí đối với hàng hóa được miễn thuế

Một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có câu hỏi như sau:

Theo quy định tại Điều 4 và Mẫu số 05 (a1, a2) Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá (Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015) việc lập Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu/Hồ sơ dự thầu, Hồ sơ đề xuất mua sắm hàng hoá phải nêu rõ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) trong giá gói thầu và giá dự thầu. Trường hợp nhà thầu dự thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có) thì hồ sơ dự thầu sẽ bị loại.

Tuy nhiên, trong BQP việc tổ chức mua sắm hàng hoá quốc phòng thuộc diện miễn thuế nhập khẩu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; một số trường hợp, các mặt hàng hoá quốc phòng không có mã xác định thuế trong các biểu thuế quy định, việc làm thủ tục miễn thuế nhập khẩu và VAT do Hải quan xác định cho từng lô hàng cụ thể, nên khi phê duyệt dự án hoặc dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu chỉ phê duyệt giá CIP hoặc FOB (theo Incotems) cho các gói thầu. Vì vậy, khi lập HSMT, HSYC chỉ yêu cầu các nhà thầu chào giá dự thầu theo điều kiện CIF, FOB, DAP… (chưa có thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT)) còn phần giá trị thực hiện trong nước của nhà thầu thì đã bao gồm các loại thuế, phí. Như vậy, theo quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT việc duyệt HSMT, HSYC của cấp có thẩm quyền và HSDT, HSĐX của nhà thầu trong trường hợp trên có được phép không?

Mô tả

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 35 khoản 2 điểm a) quy định giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí đế thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

Đối với trường hợp nêu trên, việc xác định giá gói thầu cần tuân thủ quy định nêu trên. Trường hợp các mặt hàng của gói thầu thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) thì khi lập dự toán/giá gói thầu, giá trị thuế nhập khẩu, VAT đối với mặt hàng này được hiểu là bằng không. Theo đó, nếu tổ chức đấu thầu quốc tế, căn cứ tính chất gói thầu mà chủ đầu tư quyết định việc lựa chọn các điều kiện giao hàng (CIF, CIP, FOB,…) cho phù hợp.

Đáp án cho tình huống nêu trên chúng tôi sẽ phải hiệu chỉnh lại theo Luật đấu thầu 2023. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, mỗi đáp án đều rất rõ ràng, chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý theo pháp luật về đấu thầu trước đây. Hãy tham gia vào Group của chúng tôi để cùng thảo luận nhé. Ngoài ra, nếu cần, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xin hướng dẫn của Cục Quản lý Đấu thầu trong thời gian ngắn nhất;

  1. Group Zalo: Nhấn vào đây!
  2. Group Facebook: Nhấn vào đây!
  3. Group Youtube: Nhấn vào đây!