Showing 1–20 of 451 results

Theo điểm h khoản 3 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định: Hồ sơ mời thầu phải quy định nội dung đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu bao gồm: “Trong thời hạn 03 năm trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có nhân sự (ký kết hợp đồng lao

E-HSMT được phát hành công khai trên toàn quốc và uy tín nhà thầu được mời theo quy định tại Điều 17, 18 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP. Trường hợp nhà thầu có vi phạm hợp đồng tương tự chậm tiến độ hoặc bỏ dở do lỗi của nhà thầu đã được đăng tải công

Bên mời thầu đang thực hiện gói thầu xây lắp có tình huống sau: Đối với nội dung “Thực hiện nghĩa vụ thuế”, theo hướng dẫn tại ghi chú số (3) có các nội dung về nghĩa vụ thuế như sau: + Nhà thầu cung cấp tài liệu chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ

Bên mời thầu đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu cung cấp dịch vụ sửa chữa hệ thống nước thải. Theo quy định của E-HSMT (Tiêu chí số 2, Mục 1, Chương III) về tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh như sau: Trường hợp nhà thầu liên danh thì thỏa thuận

Bên mời thầu đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp, trong quá trình đánh giá E-HSDT có gặp tình huống vướng mắc như sau: Trong quá trình xem xét E-HSDT, Bên mời thầu nhận thấy năng lực kinh nghiệm của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu nên đã có Văn

Bên mời thầu đang tổ chức đấu thầu rộng rãi qua mạng cho gói thầu theo phương thức 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ, hình thức hợp đồng trọn gói, thời điểm đóng thầu là 20/3/2024. Bên mời thầu gặp tình huống như sau: Theo mẫu số 08 tình hình tài chính của nhà

Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 khoản 2 Điều 3 Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu quy định: “2. Nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây: a) Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư

Trường A là doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng B, hoạt động theo loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ngân hàng B nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hiện nay, Trường A đang triển khai một số chương trình đào tạo và phải thuê giảng viên. Trong quá trình thực hiện, Trường A còn vướng mắc một số thủ tục lựa chọn giảng viên cho các khóa đào tạo, vì vậy, Trường A xin ý kiến tư vấn nội dung sau: Việc thuê giảng viên cho các chương trình đào tạo của Trường A sử dụng 100% nguồn kinh phí của ngân hàng A được hạch toán vào chi phí có được trực tiếp ký hợp đồng lựa chọn giảng viên hay bắt buộc phải thực hiện đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật về đấu thầu?

Bên mời thầu có câu hỏi như sau: Trong quá trình đánh giá E-HSDT, chúng tôi có gặp vướng mắc về việc xử lý tình huống, cụ thể như sau:

  1. Đối với yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu:
Theo yêu cầu của E-HSMT: Nhà thầu phải chứng minh có khả năng tiếp cận hoặc có sẵn các tài sản có khả năng thanh khoản cao, hạn mức tín dụng khả dụng (hạn mức tín dụng còn được sử dụng) hoặc các nguồn tài chính khác (không bao gồm các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng) để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu với giá trị là 31.900.000.000 VND. Đối với trường hợp nhà thầu sử dụng cam kết cung cấp tín dụng của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì cam kết cung cấp tín dụng phải đáp ứng các điều kiện: + Giá trị: tối thiểu 31.900.000.000 VND. + Thời gian có hiệu lực của cam kết cung cấp tín dụng: có hiệu lực trong 180 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực hoặc có hiệu lực trong lực đến ngày ngày 19/12/2024. + Được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu. - Theo E-HSDT của Nhà thầu: Nhà thầu kê khai nguồn lực tài chính theo Mẫu số 08B, nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện theo Mẫu số 08C. Tuy nhiên đối với Mẫu số 08B, Nhà thầu chỉ kê khai duy nhất một nguồn tài chính là “Thư thu xếp tài chính” và không kê khai thêm bất kỳ nguồn lực nào khác như: các tài sản có khả năng thanh khoản cao, hạn mức tín dụng khả dụng hoặc các nguồn lực tài chính khác....vv. Tài liệu đính kèm E-HSDT là Thư thu xếp tài chính do Ngân hàng Techcombank phát hành có giá trị 31.900.000.000 VND nhưng thời gian hiệu lực kể từ ngày 07/5/2024 đến 02/11/2024 (không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT nêu ở trên). Theo hướng dẫn tại Mục 30. Đánh giá E-HSDT thuộc Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu của E-HSMT: “- Đối với yêu cầu về nguồn lực tài chính: tổ chuyên gia đánh giá trên cơ sở thông tin mà nhà thầu kê khai; trường hợp nhà thầu sử dụng cam kết tín dụng để chứng minh nguồn lực tài chính, tổ chuyên gia căn cứ vào tài liệu đính kèm để đánh giá. Cam kết cung cấp tín dụng bổ sung sau thời điểm đóng thầu sẽ không được xem xét, đánh giá”. Xin hỏi: Căn cứ theo các nội dung nêu trên, “Nguồn lực tài chính cho gói thầu” có thuộc nội dung được phép làm rõ hay không?
  1. Đối với việc làm rõ E-HSDT:
Trường hợp nếu Bên mời thầu có nội dung cần làm rõ theo các quy định hiện hành (không có nội dung làm rõ về nguồn lực tài chính cho gói thầu), trong quá trình làm rõ E-HSDT, Nhà thầu tự đính kèm thêm bảng kê khai theo Mẫu số 08B và các tài liệu kèm theo trong đó bổ sung thêm các nguồn tài chính khác để chứng minh đáp ứng yêu cầu của E-HSMT (Bảng kê khai theo mẫu số 08B này khác so với bảng kê khai ban đầu trong E-HSDT), Xin hỏi: Các tài liệu liên quan đến yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu mà Nhà thầu tự bổ sung có được xem xét đánh giá hay không? (Thông tin thêm về năng lực của nhà thầu: Theo BCTC năm 2023 đã được kiểm toán mà Nhà thầu đính kèm cùng E-HSDT có thể hiện giá trị các khoản tiền và tương đương tiền được ghi nhận tại thời điểm 31/12/2023; và nếu lấy Tổng giá trị này trừ đi giá trị Nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện mà nhà thầu kê khai thì đáp ứng yêu cầu của E-HSMT

Ban Quản lý dự án của tỉnh A có câu hỏi như sau: Chúng tôi vừa tổ chức đấu thầu xây lắp, trong đó, E-HSMT được phát hành ngày 29/3/2024 và đóng thầu vào ngày 16/4/2024; Tại Mục 2 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thuộc E-HSMT gói thầu trên có nêu: “Nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu”. Như vậy, nhà thầu khi nộp E-HSDT phải xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của năm 2022 hay năm 2023?

Chủ đầu tư đã tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng (theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013) đối với một số gói thầu về cung cấp, lắp đặt thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin. Trong danh mục hàng hoá của các hợp đồng nêu trên có một số hạng mục là thiết bị mạng của hãng A. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, do thay đổi chính sách nội bộ của Hãng sản xuất, Nhà thầu đã có Văn bản đề nghị Chủ đầu tư thay đổi xuất xứ một số thiết bị mạng nêu trên kèm theo Thư xác nhận của hãng A (trong Thư có nói rõ theo chính sách nội bộ của hãng ở thời điểm hiện tại các thiết bị mạng nêu trên không thể có xuất xứ như yêu cầu của hợp đồng, đây là do chính sách nội bộ của Hãng sản xuất về cung ứng linh kiện, phụ kiện trong quá trình sản; đồng thời khẳng định hàng hóa tuân thủ chất lượng của Hãng A toàn cầu, giá hàng hóa với xuất xứ khác nhau đều giống nhau và được bảo hành đúng theo chính sách của Hãng A trên toàn thế giới). Về nội dung đề xuất thay đổi xuất xứ thiết bị như trên của Nhà thầu có phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành hay không?

Một nhà thầu hỏi như sau: Công ty A là nhà thầu gói thầu thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi thì có được tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp của dự án đó hay không?

Sau khi mở thầu có 02 nhà thầu liên danh tham dự thầu, quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu Bên mời thầu nhận thấy thư bảo lãnh dự thầu của 01 nhà thầu liên danh đính kèm trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia không đáp ứng đủ các cam kết theo quy định tại Mẫu số 04B Chương IV của hồ sơ mời thầu (áp dụng đối với nhà thầu liên danh). Từ nội dung nêu trên, Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Liên danh này không đáp ứng tính hợp lệ của bảo lãnh dự thầu theo quy định tại Khoản 18.3 Mục 18 Chương I E-HSMT được duyệt do bảo lãnh dự thầu có kèm theo các điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu (trong đó bao gồm việc không đáp ứng đủ các cam kết theo quy định tại Mẫu số 04B Chương IV). Đối với tình huống này, Bên mời thầu có yêu cầu nhà thầu làm rõ về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu hay không? Đồng thời, nhà thầu có được nộp bổ sung thư bảo lãnh dự thầu khác sau thời điểm đóng thầu hay không?

Ban QLDA A xin hỏi tình huống như sau: Trên cơ sở báo cáo đánh giá E-HSDT của tổ chức tư vấn lựa chọn nhà thầu, Ban QLDA đã tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất theo quy định, tuy nhiên việc thương thảo hợp đồng không thành công. Căn cứ quy định tại Khoản 6, Điều 19, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Ban QLDA đã mời nhà thầu xếp thứ 2 vào đàm phán hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thương thảo hợp đồng, Ban QLDA mới biết E-HSDT của nhà thầu thứ 2 đã hết hiệu lực; Đối với tình huống này, chúng tôi phải xử lý thế nào?

Hiện nay, Sở Giao thông vận tải tỉnh A đang thực hiện các công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết mộ số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Các công trình này được bố trí vốn thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách nhà nước hàng năm, không thuộc dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công; Chúng tôi xin hỏi, chúng tôi có được áp dụng chỉ định thầu đối với các gói thầu có giá trị dưới 100 triệu hay không?

Chúng tôi nhận được 1 câu hỏi của độc giả như sau: “Công ty chúng tôi đã có kết quả trúng thầu và chưa ký hợp đồng. Tuy nhiên, vì một số lý do khách quan nên chúng tôi không muốn ký hợp đồng nữa. Liệu công ty chúng tôi có bị phạt gì không?”

Một nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu thành công lúc 15 giờ 14 phút ngày 20/01/2024. Sau đó, phía bên mời thầu đã có 2 lần thông báo gia hạn thời gian mở thầu, cụ thể: - Lần 1: Gia hạn vào lúc 16 giờ 07 phút ngày 20/01/2024 với lý do: Để đảm bảo Tổ chuyên gia có đủ thời gian rà soát, chỉnh lý, thực hiện trả lời yêu cầu làm rõ E-HSMT của nhà thầu cũng như đảm bảo thời gian nhà thầu hoàn chỉnh E-HSDT Lần 2: Gia hạn vào lúc 11 giờ 00 phút ngày 25/01/2024 với lý do: Điều chỉnh E-HSMT, trả lời làm rõ E-HSMT và để đảm bảo Nhà thầu có đủ thời gian hoàn chỉnh E-HSDT; Vào 15 giờ 00 phút ngày 16/02/2024, tức thời điểm mở thầu quy định theo thông báo gia hạn lần 2, kết quả mở thầu không có tên đơn vị chúng tôi. Sau khi liên hệ tổng đài viên thuộc trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia thì nhận được thông tin Nhà thầu phải nộp thầu lại trong trường hợp bên mời thầu nâng cấp phiên bản, sửa đổi E-HSMT. Tuy nhiên, trong chương I.Chi dẫn nhà thầu, điều 7.4 (theo hướng dẫn của tổng đài viên) chỉ nói Nhà thẩu chịu trách nhiệm theo dõi thông tin trên Hệ thống để cập nhật thông tin về việc sửa đổi E- HSMT, thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có) để làm cơ sở chuẩn bị E-HSDT và không đề cập hay hướng dẫn chi tiết nhà thầu phải tiến hành thực hiện lại toàn bộ công đoạn nộp thầu lại trên hệ thống. Trong trường hợp này, những điều chỉnh của E-HSMT qua 2 lần gia hạn cũng không liên quan đến phần chúng tôi tham dự đấu thầu. Bên cạnh đó, việc bên mời thầu sửa đổi hồ sơ, chúng tôi cũng không nhận được bất kỳ email thông báo hay tin nhắn trên hệ thống tương tự như khi có yêu cầu làm rõ E-HSDT, Thương thảo và hoàn thiện hợp đồng, điều này đã dẫn đến chúng tôi không tham dự gói thầu này mặc dù đã nộp đầy đủ hồ sơ và thông báo thành công trước đó; Chúng tôi xin hỏi trường hợp này phải xử lý như thế nào?

Luật Đấu thầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024, tuy nhiên, hiện nay, Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu chưa được ban hành, vậy, chúng tôi xin hỏi, việc sử dụng Webform trên hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia sau ngày 01/1/2024 được thực hiện như thế nào?

Nhà thầu X tham dự một gói thầu do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện A làm bên mời thầu. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) của Nhà thầu X, ngày 5/9/2017, Bên mời thầu đã phát hành văn bản yêu cầu Nhà thầu X làm rõ HSDT. Văn bản này nêu rõ: “Trong vòng 3 ngày làm việc (từ ngày 5/9/2017 đến hết ngày 7/9/2017), Nhà thầu X phải có văn bản gửi Bên mời thầu để làm rõ HSDT. Nếu sau 3 ngày nêu trên, Nhà thầu X không có công văn phản hồi thì HSDT của Nhà thầu X được coi là không đáp ứng yêu cầu của HSMT và bị loại”. Do trong thời hạn 3 ngày làm việc nêu trên Nhà thầu X chưa chuẩn bị kịp nội dung làm rõ HSDT nên chỉ nộp một phần tài liệu làm rõ HSDT, đến ngày thứ 4 nhà thầu này mới nộp đủ tài liệu làm rõ HSDT theo yêu cầu của Bên mời thầu. Bên mời thầu đã nhận được văn bản làm rõ HSDT kèm theo các tài liệu cần thiết để làm rõ HSDT của Nhà thầu X vào ngày 8/9/2017 và thời điểm này vẫn đang trong quá trình đánh giá HSDT của gói thầu đó. Hỏi: Bên mời thầu phải tiếp nhận và xử lý tài liệu làm rõ HSDT của Nhà thầu X như thế nào để phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu?

Tình huống: Trong quá trình mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng, chúng tôi gặp phải tình huống sau:

  • Trong quá trình đăng tải thông tin, Bên mời thầu đã nhập thiếu khối lượng ở Mục 3. Phạm vi cung cấp, tuy nhiên file hồ sơ mời thầu đính kèm thì đầy đủ khối lượng;
  • Trong quá trình đánh giá Bên mời thầu phát hiện các nhà thầu chào thiếu khối lượng (ngoài những khối lưọng mà bên mời thầu đã đăng tải thiếu).
Hỏi: Cách thức thực hiện đối với tình huống này như thế nào? Bên mời thầu có được phép hiệu chỉnh sai lệch theo Điều 17 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP hay không?