Showing 381–400 of 440 results

Tình huống: Trong quá trình thương thảo hợp đồng, nhà thầu xếp hạng thứ nhất đề xuất thay đổi xuất xứ của hàng hóa từ sản xuất tại Mỹ thành sản xuất tại Thụy Điển, thay đổi tiêu chuẩn chế tạo hàng hóa từ tiêu chuẩn của Mỹ thành tiêu chuẩn Châu Âu, với lý do nhà máy sản xuẩt ờ Mỹ gặp sự cố chưa thể khắc phục kịp để sản xuất hàng hóa theo Model CVV-1839 nên moden này được chuyển sang sản xuất tại nhà máy ở Thụy Điển trong khoảng thời gian này. Hỏi: Trong trường hợp này, CĐT xử lý như thế nào?

Chị hoa ở Quảng Trị hỏi: Khi tham dự gói thầu đấu thầu qua mạng, trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách từ độc lập sang liên danh thì phải thực hiện như thế nào?

Nhà thầu A đã đăng ký thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia và được cấp chứng thư số theo quy định từ tháng 3 năm 2015. Tuy nhiên, tại thời điểm tháng 7 năm 2017 khi nhà thầu A tham dự thầu gói thầu xây lắp Y thì chứng thư số của nhà thầu hết hiệu lực trước thời điếm đóng thầu do nhà thầu A chưa nộp phí duy trì. Hỏi: Nhà thầu A có đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ không?

Sở Giao thông vận tải tỉnh A có đơn vị sự nghiệp hạch toán kế toán độc lập là Trung tâm Tư vấn giám sát B. Sở Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ là chủ đầu tư Dự án Xây dựng công trình đường giao thông trên địa bàn Tỉnh. Vậy Sở Giao thông vận tải có được giao cho Trung tâm Tư vấn giám sát B thực hiện Gói thầu Tư vấn giám sát thi công công trình thuộc Dự án nói trên theo hình thức tự thực hiện hay không?

Luật Đấu thầu (Điều 89 Khoản 6 Điểm i) quy định một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu là nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế. Hỏi: Bên mời thầu là đơn vị X đang thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức chào hàng cạnh tranh. Khi lập hồ sơ yêu cầu, đơn vị X dự kiến quy định rõ xuất xứ, nhãn hiệu và mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ của hàng hóa để các nhà thầu làm cơ sở chào giá trong hồ sơ đề xuất có phù hợp?

Bên mời thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi một gói thầu. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu A, Tổ chuyên gia phát hiện, tại hạng mục X có đơn giá dự thầu cao hơn ba lần so với đơn giá dự toán được duyệt. Hỏi: Đơn giá tại hạng mục X trong HSDT của nhà thầu A có phải hiệu chỉnh lại theo đơn giá dự toán được duyệt hay không? Nếu qua quá trình đánh giá, nhà thầu A được xếp hạng thứ nhất thì khi mời vào thương thảo hợp đồng có thể thương thảo để giảm giá tại hạng mục X này hay không?

Bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, áp dụng đấu thầu điện tử trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Bên mời thầu đã phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT) và đang trong giai đoạn đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT). Tổ chuyên gia phát hiện HSMT tải lên Hệ thống thiếu Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT và Chương V - Phạm vi cung cấp, do đó HSDT của các nhà thầu không đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra ban đầu và nếu lựa chọn nhà thầu trong trường hợp này sẽ không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Hỏi: Trong trường hợp này, Bên mời thầu phải xử lý như thế nào để phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu?

Công ty cổ phần A có câu hỏi như sau: Chúng tôi là Công ty cổ phần thuộc Tập đoàn B. Hiện tại, Công ty chúng tôi đang chuẩn bị tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa thiết bị. Chúng tôi dự kiến lựa chọn áp dụng hình thức đấu thầu mua sắm trực tiếp theo quy định tại Điều 24 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, căn cứ vào kết quả đấu thầu rộng rãi của một đơn vị khác cũng là Công ty cổ phần thuộc tập đoàn B với thỏa mãn các điều kiện sau của Luật đấu thầu số 43: + Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký họp đồng thực hiện gói thầu trước đó; + Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký họp đồng trước đó; + Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; + Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng; - Vậy, Công ty chúng tôi xin hỏi việc mua sắm trực tiếp căn cứ vào họp đồng đã ký kết của Công ty khác (không phải hợp đồng đã ký kết với Công ty chúng tôi) có đảm bảo đúng quy định của Luật Đấu thầu không?

Công ty Nam An ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa có câu hỏi như sau: Căn cứ Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại khoản 2 điều 6 chương II quy định: “Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiềm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 điều này ”. Công ty Nam An có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội 51 người và tổng nguồn vốn và (vốn điều lệ) 15 tỷ đồng và tổng doanh thu năm 2018 là 60 tỷ đồng. Hỏi Công ty Nam An có được xếp hạng là doanh nghiệp nhỏ để tham gia các gói thầu xây lắp có giá không quá 5 tỷ đồng không?

Ông Nguyễn Minh Hà ở Long Biên, Hà Nội có câu hỏi như sau: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định ưu đãi đối với hàng hóa trong nước: "Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa".   Khi tham gia dự thầu đối với gói thầu cung cấp thuốc, mà nhà thầu muốn kê khai hạng mục thuốc được hưởng ưu đãi theo Mẫu 14 (Phụ lục 4 mẫu hồ sơ mời thầu mua thuốc áp dụng đối với phương thức 01 giai đoạn 02 túi hồ sơ) thì ngoài biểu mẫu này, nhà thầu có cần kèm thêm các tài liệu để chứng minh chi phí sản xuất trong nước không?

Ông Trần Văn Cương ở Hà Nội có tình huống như sau: Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính của gói thầu về cung cấp thiết bị y tế, ông Cương nhận thấy giá đề xuất của nhà thầu là 23.567.369.763 đồng. Tuy nhiên, giá chào của nhà thầu trong biểu tổng hợp giá chào và đơn đề xuất tài chính nhà thầu ghi chào thầu là 23.567.000.000 đồng với lý do làm tròn số. Sau khi sửa lỗi số học, nhận thấy giá đề xuất tài chính sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu là 23.567.369.763 đồng, bên mời thầu đã có văn bản yêu cầu nhà thầu xác nhận lỗi số học là +369.763 đồng do nhà thầu làm tròn số. Theo đó, nhà thầu đã có văn bản không thống nhất việc sửa lỗi số học của bên mời thầu. Do đó, căn cứ Khoản 3 Điều 17 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định “Sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu. Trương hợp nhà thầu không chấp thuận với kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại”. Đơn vị tư vấn đánh giá hồ sơ đề xuất đã kiến nghị chủ đầu tư loại hồ sơ dự thầu của nhà thầu này. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc đánh giá như thế có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Ông Lại Thành Nam ở Thanh Hóa có câu hỏi như sau: Theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Ke hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lập HSMT mua sắm hàng hóa, phần yêu cầu các tiêu chí tài chính và năng lục kinh nghiệm hướng dẫn: Doanh thu bình quân hàng năm tối thiểu là:

  1. (Giá gói thầu/thời gian thực hiện hợp đồng theo năm) nhân với hệ số k. Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là từ 1,5 đến 2.
  2. Giá gói thầu nhân với hệ số k, thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là 1,5 (đối với trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng nhỏ hơn 12 tháng).
Theo quy định thì là dùng từ "thông thường" hệ số k là 1,5. Vậy ông Nam có thể áp dụng hệ số k là 1,1: 1,2; 1,3 có sai Luật không?

Một trung tâm y tế ở Hà nội đang tổ chức đấu thầu thuốc có tình huống như sau: Để xác định ưu đãi đối với mặt hàng thuốc dự thầu có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên, trong Hồ sơ mời thầu, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp Bảng kê khai chi phí sản xuất trong nước đối với thuốc được hưởng ưu đãi (Mẫu 14a) và Bảng thuyết minh chi phí sản xuất trong nước kết cấu trong cơ cấu giá (Mẫu 14b) (gửi kèm mẫu 14a, 14b). Tuy nhiên, có trường hợp cùng một mặt hàng thuốc (cùng hoạt chất, hàm lượng, số đăng ký, nhà sản xuất, nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật dự thầu,...) được nhiều nhà thầu dự thầu, đều kê khai Mẫu số 14a nhưng có nhà thầu không cung cấp Mẫu số 14b. Việc đánh giá ưu đãi đối với thuốc sản xuất trong nước căn cứ theo mặt hàng dự thầu, nên đối với cùng một mặt hàng thuốc có cùng nhà sản xuất thì chi phí sản xuất trong nước kết cấu trong cơ cấu giá (Mẫu số 14b) là như nhau. Do vậy, xin hỏi chuyên gia có ý kiến về việc bên mời thầu sử dụng chung Mẫu số 14b được một nhà thầu cung cấp để đánh giá ưu đãi đối với cùng một mặt hàng thuốc dự thầu trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu còn lại không? Trường hợp làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu do áp dụng cách đánh giá nêu trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không? Đối với trường hợp, nhà thầu xin rút, không tham gia đấu thầu một số mặt hàng thuốc trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong thời gian Bên mời thầu đang đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính thì việc xử lý vi phạm được thực hiện như thế nào?

Trường Đào tạo cán bộ (là Bên mời thầu) đang xây dựng hồ sơ mời thầu cho gói thầu phi tư vấn (tổ chức đào tạo nghiệp vụ ngân hàng bằng tiếng Anh tại Việt Nam và Úc) quy mô lớn (giá gói thầu trên 30 tỷ đồng); Hồ sơ mời thầu được xây dựng theo mẫu của Thông tư số 14/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (gọi tắt là Thông tư số 14). Theo quy định của Thông tư số 14, hồ sơ mời thầu phải quy định số lượng tối thiểu họp đồng tương tự mà nhà thầu đã hoàn thành. Họp đồng tương tự phải có giá hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá của gói thầu đang xét, trường họp đặc biệt có thể yêu cầu giá của hợp đồng tương tự trong khoảng 50%-70% giá của gói thầu đang xét. Tuy nhiên, sau khi khảo sát thực tế, Bên mời thầu nhận thấy, nếu quy định như trên khó có nhà thầu trong nước nào đáp ứng được tiêu chuẩn này, kể cả khi áp dụng trường hợp đặc biệt. Trong hồ sơ mời thầu, Bên mời thầu dự kiến quy định số lượng tối thiểu họp đồng tương tự là 01 (một) hợp đồng. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Bên mời thầu có được phép quy định giá của hợp đồng tương tự thấp hơn 50% giá của gói thầu đang xét (khi áp dụng trường họp đặc biệt) hay không? Đối với trường họp liên danh, giá trị của họp đồng tương tự có được phép quy định là tổng (cộng gộp) các hợp đồng tương tự yêu cầu đối với mỗi thành viên trong liên danh, được xác định tương ứng với phần việc mà thành viên đó đảm nhận hay không?

Ông Lê Hoài Anh ở Ba Đình, Hà Nội có câu hỏi như sau: Trong HSMT gói xây dựng, bên mời thầu có yên cầu trong Bảng tổng hợp giá chào, bên mời thầu yêu cầu với 1 loại vật liệu trong HSMT, nhà thầu chỉ được chào cụ thể một loại vật liệu nêu chào từ 2 loại vật liệu được coi là nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng và HSDT được đánh giá là không đạt. Ông Anh muốn hỏi chuyên gia, quy định như vậy có đúng với quy định của Luật đấu thầu không? Và có gây khó khăn cho nhà thầu tham gia dự thầu không?

Nhà thầu Liên danh A và B có câu hỏi như sau: Nhà thầu liên danh A và B tham dự gói thầu xây lắp. Trong quá trình mở thầu, HSDT của nhà thầu không kèm theo thỏa thuận liên danh và nhà thầu đã xác nhận không có thỏa thuận liên danh trong hồ sơ dự thầu tại biên bản mở thầu. Sau thời điểm mở thầu nhà thầu tự gửi thỏa thuận liên danh đến bên mời thầu (theo quy định của HSMT là 03 ngày sau thời điểm đóng thầu). Vậy, việc tự bổ sung thỏa thuận liên danh của nhà thầu có hợp lệ và trong bước dánh giá tính hợp lệ của HSDT nhà thầu có được đánh giá là hợp lệ và xem xét đánh giá tiếp không?

Nhà thầu đính kèm nhầm 01 file trong 03 file nhà thầu đính kèm thuộc phần đề xuất kỹ thuật. Trước thời điểm đóng thầu 15 phút, nhà thầu có gửi tới Bên mời thầu văn bản đính kèm nhầm file tài liệu trong quá trình tham dự thầu qua mạng (có biên bản xác nhận giữa các bên) với nội dung cơ bản như sau: “Sau khi xem xét lại các nội dung trong E-Hồ sơ dự thầu mà công ty chúng tôi đã nộp, chúng tôi phát hiện trong các file đính kèm trong quá trình dự thầu điện tử có 01 file thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công bị nhầm lẫn sang file có nội dung của một công trình khác. Vì thời gian phát hiện nhầm lẫn này là 10h00p đến thời điểm đóng, mở thầu không còn nhiều thời gian, cán bộ của công ty chúng tôi cũng mới tham gia quá trình dự thầu điện tử nên chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý trong tình huống này, vậy nên chúng tôi làm văn bản này để gửi trực tiếp tới Bên mời thầu để Bên mời thầu biết được và xem xét cho chúng tôi được gửi tài liệu thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công thay thế cho nội dung bị nhầm lẫn, hoặc có thể xem xét cho chúng tôi làm rõ E-Hồ sơ dự thầu trực tiếp trên Hệ thống mạng đẩu thầu quốc gia theo quy đinh tại khoản 22.1, 22.2, mục 22, chương I, phần 1 của E-Hồ sơ mời thầu (Gửi kèm theo là nội dung file thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công được chứa trong USB và 01 bản in giấy). Hỏi: Chúng tôi phải xử lý như thế nào để phù hợp quy định của pháp luật đấu thầu?

Chúng tôi đang triển khai gói thầu mua sắm hàng hóa với hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi trong nước, 01 giai đoạn, 01 túi hồ sơ. Hồ sơ mời thầu được soạn và phê duyệt theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa (mẫu số 01) và triển khai các bước đấu thầu tiếp theo đúng quy định. Tuy nhiên, có 01 trường hợp đang vướng mắc đối với nhà thầu là hộ kinh doanh cá thể đã nộp các tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu, bao gồm: (i) Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; (ii) Giấy Chứng nhận đăng ký thuế; (iii) Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và doanh thu khoán; (i) Nhà thầu không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật; Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định; Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.... Hỏi chuyên gia: Hộ kinh doanh cá thể với những điều kiện trên có đáp ứng tư cách hợp lệ của nhà thầu dự thầu gói thầu hay không?

Ban quản lý dự án X đang tổ chức đấu thầu qua mạng cho một gói thầu về thi công công trình đường nông thôn. Trong đó, có 05 nhà thầu tham dự. Bên mời thầu đánh giá E-HSDT theo Quy trình 1. E-HSDT của 05 nhà thầu đều được đánh giá là hợp lệ. Giá dự thầu xếp theo thứ tự từ thấp đến cao của 05 nhà thầu theo tên gọi là A, B, C, D, E. Tất cả các nhà thầu đều có giá dự thầu nhỏ hơn giá gói thầu. Trong quá trình đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu thì Bên mời thầu nhận thấy các nhà thầu đều kê khai không đủ thông tin cũng như chưa cung cấp được các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm nhân sự như yêu cầu nên đã gửi Văn bản yêu cầu làm rõ cho 5 nhà thầu trên mạng đấu thầu. Sau khi hết thời hạn làm rõ, Bên mời thầu chỉ nhận được Văn bản làm rõ của nhà thầu E nên tiếp tục có Văn bản yêu cầu các nhà thầu còn lại làm rõ trên mạng đấu thầu. Tuy nhiên các nhà thầu này đều có văn bản trả lời. Do đó, Bên mời thầu không có căn cứ, cơ sở, tài liệu để đánh giá. Vì vậy, Bên mời thầu đánh giá các nội dung được yêu cầu làm rõ của E-HSDT của các nhà thầu không đáp ứng các yêu câu nếu trong E-HSMT. Cuối cùng Bên mời thầu đánh giá các nhà thầu A, B, C, D không đạt về năng lực và kinh nghiệm, không được đánh giá ở bước tiếp theo. Nhà thầu E có giá đánh giá cao nhất nhưng sau khi làm rõ đáp ứng các yêu cầu của E-HSMT. Hỏi Bên mời thầu có thể kiến nghịnNhà thầu E trúng thầu gói thầu nói trên không?

Doanh nghiệp nhà nước X đang tổ chức lựa chọn nhà thầu 01 gói thầu xây lắp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước một giai đoạn hai túi hồ sơ. Gói thầu được mở thầu vào lúc 09 giờ 30 phút, ngày 16/7/2018 và đang trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật, Trong HSDT của nhà thầu A có đệ trình đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất kỹ thuật do cấp phó ký kèm giấy ủy quyền. Hồ sơ đề xuất kỹ thuật này có hiệu lực trong thời gian 120 ngày kể từ ngày 16/7/2018Tuy nhiên, trong giấy ủy quyền của đại diện pháp luật cho người ký HSDT lại quy định giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018 đến ngày 30/9/2018. Thành viên Tổ chuyên gia lựa chọn nhà thầu đánh giá hồ sơ dự thầu đối với nhà thầu A bị loại. Với lý do Người đại diện hợp pháp ký đơn dự thầu có thời gian ủy quyền ngắn hợp hiệu lực của hồ sơ dự thầu là không phù hợp. Doanh nghiệp X muốn hỏi ý  kiến đánh giá hồ sơ dự thầu của thành viên tổ chuyên gia có phù hợp với các quy định của pháp luật về đấu thầu?