Ông Nguyễn Minh Hà ở Long Biên, Hà Nội có câu hỏi như sau: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định ưu đãi đối với hàng hóa trong nước: "Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa". Khi tham gia dự thầu đối với gói thầu cung cấp thuốc, mà nhà thầu muốn kê khai hạng mục thuốc được hưởng ưu đãi theo Mẫu 14 (Phụ lục 4 mẫu hồ sơ mời thầu mua thuốc áp dụng đối với phương thức 01 giai đoạn 02 túi hồ sơ) thì ngoài biểu mẫu này, nhà thầu có cần kèm thêm các tài liệu để chứng minh chi phí sản xuất trong nước không?
Ông Trần Văn Cương ở Hà Nội có tình huống như sau: Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính của gói thầu về cung cấp thiết bị y tế, ông Cương nhận thấy giá đề xuất của nhà thầu là 23.567.369.763 đồng. Tuy nhiên, giá chào của nhà thầu trong biểu tổng hợp giá chào và đơn đề xuất tài chính nhà thầu ghi chào thầu là 23.567.000.000 đồng với lý do làm tròn số. Sau khi sửa lỗi số học, nhận thấy giá đề xuất tài chính sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu là 23.567.369.763 đồng, bên mời thầu đã có văn bản yêu cầu nhà thầu xác nhận lỗi số học là +369.763 đồng do nhà thầu làm tròn số. Theo đó, nhà thầu đã có văn bản không thống nhất việc sửa lỗi số học của bên mời thầu. Do đó, căn cứ Khoản 3 Điều 17 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định “Sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu. Trương hợp nhà thầu không chấp thuận với kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại”. Đơn vị tư vấn đánh giá hồ sơ đề xuất đã kiến nghị chủ đầu tư loại hồ sơ dự thầu của nhà thầu này. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc đánh giá như thế có phù hợp với quy định của pháp luật không?
Ông Lại Thành Nam ở Thanh Hóa có câu hỏi như sau: Theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Ke hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lập HSMT mua sắm hàng hóa, phần yêu cầu các tiêu chí tài chính và năng lục kinh nghiệm hướng dẫn: Doanh thu bình quân hàng năm tối thiểu là:
- (Giá gói thầu/thời gian thực hiện hợp đồng theo năm) nhân với hệ số k. Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là từ 1,5 đến 2.
- Giá gói thầu nhân với hệ số k, thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là 1,5 (đối với trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng nhỏ hơn 12 tháng).
Một trung tâm y tế ở Hà nội đang tổ chức đấu thầu thuốc có tình huống như sau: Để xác định ưu đãi đối với mặt hàng thuốc dự thầu có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên, trong Hồ sơ mời thầu, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp Bảng kê khai chi phí sản xuất trong nước đối với thuốc được hưởng ưu đãi (Mẫu 14a) và Bảng thuyết minh chi phí sản xuất trong nước kết cấu trong cơ cấu giá (Mẫu 14b) (gửi kèm mẫu 14a, 14b). Tuy nhiên, có trường hợp cùng một mặt hàng thuốc (cùng hoạt chất, hàm lượng, số đăng ký, nhà sản xuất, nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật dự thầu,...) được nhiều nhà thầu dự thầu, đều kê khai Mẫu số 14a nhưng có nhà thầu không cung cấp Mẫu số 14b. Việc đánh giá ưu đãi đối với thuốc sản xuất trong nước căn cứ theo mặt hàng dự thầu, nên đối với cùng một mặt hàng thuốc có cùng nhà sản xuất thì chi phí sản xuất trong nước kết cấu trong cơ cấu giá (Mẫu số 14b) là như nhau. Do vậy, xin hỏi chuyên gia có ý kiến về việc bên mời thầu sử dụng chung Mẫu số 14b được một nhà thầu cung cấp để đánh giá ưu đãi đối với cùng một mặt hàng thuốc dự thầu trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu còn lại không? Trường hợp làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu do áp dụng cách đánh giá nêu trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không? Đối với trường hợp, nhà thầu xin rút, không tham gia đấu thầu một số mặt hàng thuốc trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong thời gian Bên mời thầu đang đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính thì việc xử lý vi phạm được thực hiện như thế nào?
Trường Đào tạo cán bộ (là Bên mời thầu) đang xây dựng hồ sơ mời thầu cho gói thầu phi tư vấn (tổ chức đào tạo nghiệp vụ ngân hàng bằng tiếng Anh tại Việt Nam và Úc) quy mô lớn (giá gói thầu trên 30 tỷ đồng); Hồ sơ mời thầu được xây dựng theo mẫu của Thông tư số 14/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (gọi tắt là Thông tư số 14). Theo quy định của Thông tư số 14, hồ sơ mời thầu phải quy định số lượng tối thiểu họp đồng tương tự mà nhà thầu đã hoàn thành. Họp đồng tương tự phải có giá hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá của gói thầu đang xét, trường họp đặc biệt có thể yêu cầu giá của hợp đồng tương tự trong khoảng 50%-70% giá của gói thầu đang xét. Tuy nhiên, sau khi khảo sát thực tế, Bên mời thầu nhận thấy, nếu quy định như trên khó có nhà thầu trong nước nào đáp ứng được tiêu chuẩn này, kể cả khi áp dụng trường hợp đặc biệt. Trong hồ sơ mời thầu, Bên mời thầu dự kiến quy định số lượng tối thiểu họp đồng tương tự là 01 (một) hợp đồng. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Bên mời thầu có được phép quy định giá của hợp đồng tương tự thấp hơn 50% giá của gói thầu đang xét (khi áp dụng trường họp đặc biệt) hay không? Đối với trường họp liên danh, giá trị của họp đồng tương tự có được phép quy định là tổng (cộng gộp) các hợp đồng tương tự yêu cầu đối với mỗi thành viên trong liên danh, được xác định tương ứng với phần việc mà thành viên đó đảm nhận hay không?
Ông Lê Hoài Anh ở Ba Đình, Hà Nội có câu hỏi như sau: Trong HSMT gói xây dựng, bên mời thầu có yên cầu trong Bảng tổng hợp giá chào, bên mời thầu yêu cầu với 1 loại vật liệu trong HSMT, nhà thầu chỉ được chào cụ thể một loại vật liệu nêu chào từ 2 loại vật liệu được coi là nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng và HSDT được đánh giá là không đạt. Ông Anh muốn hỏi chuyên gia, quy định như vậy có đúng với quy định của Luật đấu thầu không? Và có gây khó khăn cho nhà thầu tham gia dự thầu không?
Nhà thầu Liên danh A và B có câu hỏi như sau: Nhà thầu liên danh A và B tham dự gói thầu xây lắp. Trong quá trình mở thầu, HSDT của nhà thầu không kèm theo thỏa thuận liên danh và nhà thầu đã xác nhận không có thỏa thuận liên danh trong hồ sơ dự thầu tại biên bản mở thầu. Sau thời điểm mở thầu nhà thầu tự gửi thỏa thuận liên danh đến bên mời thầu (theo quy định của HSMT là 03 ngày sau thời điểm đóng thầu). Vậy, việc tự bổ sung thỏa thuận liên danh của nhà thầu có hợp lệ và trong bước dánh giá tính hợp lệ của HSDT nhà thầu có được đánh giá là hợp lệ và xem xét đánh giá tiếp không?
Nhà thầu đính kèm nhầm 01 file trong 03 file nhà thầu đính kèm thuộc phần đề xuất kỹ thuật. Trước thời điểm đóng thầu 15 phút, nhà thầu có gửi tới Bên mời thầu văn bản đính kèm nhầm file tài liệu trong quá trình tham dự thầu qua mạng (có biên bản xác nhận giữa các bên) với nội dung cơ bản như sau: “Sau khi xem xét lại các nội dung trong E-Hồ sơ dự thầu mà công ty chúng tôi đã nộp, chúng tôi phát hiện trong các file đính kèm trong quá trình dự thầu điện tử có 01 file thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công bị nhầm lẫn sang file có nội dung của một công trình khác. Vì thời gian phát hiện nhầm lẫn này là 10h00p đến thời điểm đóng, mở thầu không còn nhiều thời gian, cán bộ của công ty chúng tôi cũng mới tham gia quá trình dự thầu điện tử nên chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý trong tình huống này, vậy nên chúng tôi làm văn bản này để gửi trực tiếp tới Bên mời thầu để Bên mời thầu biết được và xem xét cho chúng tôi được gửi tài liệu thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công thay thế cho nội dung bị nhầm lẫn, hoặc có thể xem xét cho chúng tôi làm rõ E-Hồ sơ dự thầu trực tiếp trên Hệ thống mạng đẩu thầu quốc gia theo quy đinh tại khoản 22.1, 22.2, mục 22, chương I, phần 1 của E-Hồ sơ mời thầu (Gửi kèm theo là nội dung file thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công được chứa trong USB và 01 bản in giấy). Hỏi: Chúng tôi phải xử lý như thế nào để phù hợp quy định của pháp luật đấu thầu?
Chúng tôi đang triển khai gói thầu mua sắm hàng hóa với hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi trong nước, 01 giai đoạn, 01 túi hồ sơ. Hồ sơ mời thầu được soạn và phê duyệt theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa (mẫu số 01) và triển khai các bước đấu thầu tiếp theo đúng quy định. Tuy nhiên, có 01 trường hợp đang vướng mắc đối với nhà thầu là hộ kinh doanh cá thể đã nộp các tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu, bao gồm: (i) Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; (ii) Giấy Chứng nhận đăng ký thuế; (iii) Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và doanh thu khoán; (i) Nhà thầu không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật; Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định; Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.... Hỏi chuyên gia: Hộ kinh doanh cá thể với những điều kiện trên có đáp ứng tư cách hợp lệ của nhà thầu dự thầu gói thầu hay không?
Ban quản lý dự án X đang tổ chức đấu thầu qua mạng cho một gói thầu về thi công công trình đường nông thôn. Trong đó, có 05 nhà thầu tham dự. Bên mời thầu đánh giá E-HSDT theo Quy trình 1. E-HSDT của 05 nhà thầu đều được đánh giá là hợp lệ. Giá dự thầu xếp theo thứ tự từ thấp đến cao của 05 nhà thầu theo tên gọi là A, B, C, D, E. Tất cả các nhà thầu đều có giá dự thầu nhỏ hơn giá gói thầu. Trong quá trình đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu thì Bên mời thầu nhận thấy các nhà thầu đều kê khai không đủ thông tin cũng như chưa cung cấp được các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm nhân sự như yêu cầu nên đã gửi Văn bản yêu cầu làm rõ cho 5 nhà thầu trên mạng đấu thầu. Sau khi hết thời hạn làm rõ, Bên mời thầu chỉ nhận được Văn bản làm rõ của nhà thầu E nên tiếp tục có Văn bản yêu cầu các nhà thầu còn lại làm rõ trên mạng đấu thầu. Tuy nhiên các nhà thầu này đều có văn bản trả lời. Do đó, Bên mời thầu không có căn cứ, cơ sở, tài liệu để đánh giá. Vì vậy, Bên mời thầu đánh giá các nội dung được yêu cầu làm rõ của E-HSDT của các nhà thầu không đáp ứng các yêu câu nếu trong E-HSMT. Cuối cùng Bên mời thầu đánh giá các nhà thầu A, B, C, D không đạt về năng lực và kinh nghiệm, không được đánh giá ở bước tiếp theo. Nhà thầu E có giá đánh giá cao nhất nhưng sau khi làm rõ đáp ứng các yêu cầu của E-HSMT. Hỏi Bên mời thầu có thể kiến nghịnNhà thầu E trúng thầu gói thầu nói trên không?
Doanh nghiệp nhà nước X đang tổ chức lựa chọn nhà thầu 01 gói thầu xây lắp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước một giai đoạn hai túi hồ sơ. Gói thầu được mở thầu vào lúc 09 giờ 30 phút, ngày 16/7/2018 và đang trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật, Trong HSDT của nhà thầu A có đệ trình đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất kỹ thuật do cấp phó ký kèm giấy ủy quyền. Hồ sơ đề xuất kỹ thuật này có hiệu lực trong thời gian 120 ngày kể từ ngày 16/7/2018. Tuy nhiên, trong giấy ủy quyền của đại diện pháp luật cho người ký HSDT lại quy định giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018 đến ngày 30/9/2018. Thành viên Tổ chuyên gia lựa chọn nhà thầu đánh giá hồ sơ dự thầu đối với nhà thầu A bị loại. Với lý do Người đại diện hợp pháp ký đơn dự thầu có thời gian ủy quyền ngắn hợp hiệu lực của hồ sơ dự thầu là không phù hợp. Doanh nghiệp X muốn hỏi ý kiến đánh giá hồ sơ dự thầu của thành viên tổ chuyên gia có phù hợp với các quy định của pháp luật về đấu thầu?
Khi tham gia dự thầu, Nhà thầu không thực hiện bảng kê khai thiết bị trên webform của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia nhưng có đính kèm các hợp đồng nguyên tắc thuê thiết bị thi công. Các hợp đồng nguyên tắc thuê thiết bị thi công đều được ký kết trước thời điểm thông báo mời thầu của gói thầu này. Hỏi: Việc không thực hiện bảng kê khai thiết bị trên webform của Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia có bị xem là không đáp ứng về năng lực và kinh nghiệm? Nhà thầu có được phép bổ sung bảng kê khai thiết bị?
Công ty của ông Lê Hoài Nam (ở Bạc Liêu) đang tổ chức lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu về xây dựng công trình đường tỉnh lộ. Trong quá trình đánh giá Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia chúng tôi gặp trường hợp nhà thầu A cung cấp hợp đồng tương tự để chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu là hợp đồng kinh nghiệm của mình pháp nhân khác {sau đây gọi là “pháp nhân X”}. Tại thời điểm đóng thầu, pháp nhân X đã được sáp nhập vào nhà thầu A là nhà thầu tham dự gói thầu nói trên. Căn cứ vào Điều 89 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập nên Công ty của ông đã xử lý tình huống này theo hướng sau: Theo quy định trên của Bộ luật Dân sự 2015, ông Nam hiểu rằng khi pháp nhân X được sáp nhập vào nhà thầu A thì năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu A được hiểu là bao gồm năng lực, kinh nghiệm của pháp nhân X trước khi được sáp nhập. Điều này có nghĩa khi pháp nhân X có năng lực, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng thì năng lực, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng này sẽ được tính vào năng lực kinh nghiệm của nhà thầu A sau khi pháp nhân X sát nhập vào nhà thầu này. Ông Nam mong chuyên gia hướng dẫn cách xác định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu A trong trường hợp trên đã phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu chưa? Nếu chưa phù hợp thì việc xác định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu A được thực hiện như thế nào để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật liên quan.
Công ty Thái Nam là đơn vị tư vấn đấu thầu. Trong quá trình tư vấn đấu thầu có gặp tình huống như sau: Bên mời thầu X phát hành HSMT cho gói thầu về xây lắp có thời gian đóng thầu là ngày 01/10/2018. Tuy nhiên, do có ít nhà thầu tham gia nên được gia hạn thời gian đóng thầu thành 9 giờ ngày 10/10/2018. Đến thời điểm đóng thầu có 03 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Theo yêu cầu của HSMT, thời gian có hiệu lực của HSDT là 180 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Trong quá trình mở thầu, nhà thầu A có thông tin về hiệu lực HSDT như sau: HSDT có hiệu lực 180 ngày kể từ ngày 01/10/2018 và ngay sau lễ mở thầu nhà thầu A cũng có Văn bản gửi cho Bên mời thầu với nội dung là: Đơn dự thầu của chúng tôi đã có sự nhầm lần tại một số bộ hồ sơ đã nộp và xin điều chỉnh thành hiệu lực của HSDT là 180 ngày kể từ ngày 10/10/2018. Qua kiểm tra sự thống nhất bản gốc và bản chụp, Công ty Thái Nam nhận thấy nhà thầu A đệ trình 07 bộ hồ sơ đều ký tươi đóng dấu đỏ giáp lai trong đó có 04 bộ HSDT ghi là hiệu lực HSDT là 180 ngày kể từ ngày 10/10/2018 và 03 bộ HSDT ghi hiệu lực là 180 ngày kể từ ngày 01/10/2018. Đồng thời bảo lãnh dự thầu của nhà thầu đều ghi rõ hiệu lực là 210 ngày kể từ ngày 10/10/2018 đáp ứng yêu cầu của HSMT. Chúng tôi xin chuyên gia hướng dẫn đánh giá hiệu lực HSDT của trường hợp nói trên.
Xí nghiệp phân phối khí thấp áp Vũng Tàu có câu hỏi như sau: Theo thông tư 10/2015/BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn lâp KHLCNT, tại điều 9 - Điều chỉnh KHLCNT, thông tư hướng dẫn khi thay đổi một số nội dung trong KHLCNT thì chỉ cần trình phê duyệt, thẩm định các nội dung cần sửa đổi và phải diễn ra trước thời điểm đóng thầu. Tuỵ nhiên, công ty chúng tôi có ban hành 01 KHLCNT trên mạng đấu thầu quốc gia nhưng chưa phát hành thông báo mời thầu, do có sự thay đổi lớn về quy mô và phạm vi thực hiện nên quyết định không triển khai bước phát hành HSMT cho gói thầu này. Chúng tôi đã kiến nghị Trung tâm đấu thầu chuyên thông báo KHLCNT từ thông báo thực sang thông báo thử nghiệm trong thời gian chúng tôi xem xét, đánh giá lại quy mô và.phạm vị công việc. Vậy hỏi: Trong trường hợp này việc thay đổi dẫn đến phải lập lại phạm vi công việc, lập lại dự toán (do có sự thay đổi các hạng mục công việc) thì có áp dụng điều chỉnh KHLCNT như hướng dẫn tại TT10 hay không? Chúng tôi có được phép chấm dứt KHLCNT trên để ban hành 1 KHLCNT khác hay không?
Bà Nguyễn Lan Phương ở Tp. Vinh đang đánh giá Hồ sơ dự thầu cho gói thầu về xây lắp công trình tổ chức đấu thầu qua mạng. Trong quá trình đánh giá, bà Phương nhận thấy có 01 nhà thầu không điền thông tin về hợp đồng tương tự trong webform mà chỉ cung cấp các bản scan hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng. Hỏi trong trường hợp này có đánh giá kinh nghiệm hợp đồng tương tự trong hồ sơ E-HSDT của nhà thầu này không?
Ông Nguyễn Như Tuấn ở Tp. Thanh Hóa có câu hỏi như sau: Hiện nay đơn vị ông đang tổ chức đấu thầu một gói thầu chào hàng cạnh tranh về thi công xây dựng và thiết bị công trình. Để đánh giá Hồ sơ đề xuất các nhà thầu, công ty của ông đã thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu gồm 05 người. Trong quá trình đánh giá Hồ sơ đề xuất, có 04 người cùng đánh giá nội dung đề xuất kỹ thuật của một nhà thầu không đáp ứng yêu cầu còn 01 người đánh giá nội dung đề xuất kỹ thuật của nhà thầu đó đáp ứng yêu cầu. Hỏi người còn lại có phải đánh giá tiếp phần giá chào (hiệu chỉnh, sửa lồi ...) đối với nhà thầu được cho là không đáp ứng ở bước kỹ thuật hay không? Kết quả cuối cùng được xem xét như thế nào?
Đơn vị ông Hoàng Long (Trà Vinh) đang công tác có dự án xây dựng phần mềm để phục vụ công tác quản lý chuyên môn, trong đó gói thầu xây dựng phần mềm có giá trị 550 triệu đồng. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt có ghi gói thầu xây dựng phần mềm sử dụng kinh phí sự nghiệp được giao năm 2017 thực hiện hình thức lựa chọn nhà thầu là chào hàng cạnh tranh thông thường phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ. Theo ý kiến của cấp có thẩm quyền thì đây là gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Điểm e, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC, có giá gói thầu trong khoảng 200 triệu đồng đến 2 tỷ đồng thực hiện chào hàng cạnh tranh thông thường theo Khoản 1, Điều 19 Thông tư số 58/2016/TT-BTC. Tuy nhiên, sau khi lập Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT để trình cơ quan thẩm định thì nhận được ý kiến như sau: "Chủ đầu tư lưu ý đây là gói thầu "Dịch vụ tư vấn" căn cứ các quy định của pháp luật về đấu thầu đề nghị chủ đầu tư xem xét lại hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu tư vấn để đảm đảo lựa chọn nhà thầu đủ năng lực thực hiện và đúng quy định hiện hành". Ông Long hỏi, trường hợp này ý kiến của cơ quan nào không phù hợp? Đơn vị ông nên thực hiện theo quy định nào?
Tình huống: Đơn vị của bà Nguyễn Thanh Bình (ở Hà Tĩnh) đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công xây dựng công trình theo hình thức đấu thầu qua mạng. Tại thời điểm đóng thầu có 2 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm nhà thầu A và B. Nhà thầu A tham gia với tư cách là liên danh, trong đó thành viên thứ nhất thực hiện 60% giá trị, thành viên thứ hai thực hiện 40% giá trị. Nhà thầu B và thành viên liên danh thứ hai của nhà thầu A có ông Nguyễn Văn C cùng làm chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm tổng giám đốc của 2 công ty, khi tham dự thầu ông C ủy quyền cho 2 phó tổng giám đốc của 2 công ty ký hồ sơ dự thầu. Hỏi: Với tình huống này 2 công ty trên có vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu không? Cách xử lý tình huống nêu trên như thế nào?
Công ty Điện lực Đổng Đa đang đánh giá E-HSDT cho gói thầu thi công xây lắp và hoàn trả hè đường công trình Cải tạo đường dây hạ áp, đường dây viễn thông tuyến phố Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm. Trong quá trình đánh giá Công ty Điện lực Đống Đa nhận thấy E-HSDT của một nhà thầu chỉ kê khai các bảng kê số hóa dưới dạng Webfrom trên hệ thống mà thiếu các tài liệu đính kèm. Riêng đổi với các tài liệu chứng minh năng lực về kỹ thuật nhà thầu thiếu toàn bộ không đính kèm như yêu cầu của E-HSMT. Công ty Điện lực Đống Đa muốn hỏi chuyên gia trong trường hợp nói trên Công ty Điện lực Đống Đa có được phép làm rõ với Nhà thầu hay không?