Ban Quản lý X đang tố chức đấu thầu các gói thầu thuộc Dự án Phát triển bền vững thành phố với nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của thành phố. Đối với công tác đấu thầu của Dự án, Ban Quản lý sử dụng mẫu Hồ sơ mời thầu do Ngân hàng Thế giới ban hành và tuân thủ theo quy trình hướng dẫn đấu thầu của Nhà tài trợ. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức đấu thầu có phát sinh những tình huống vướng mắc mà theo nội dung trong Hồ sơ mời thầu và hướng dẫn đấu thầu của Nhà tài trợ chưa có hướng dẫn tình huống xử lý cụ thể. Vì vậy, về phía quy trình và thủ tục đấu thầu Việt Nam, Ban Quản lý xin ý kiến chuyên gia hướng dẫn xử lý tình huống cụ thể như sau: Trong Hồ sơ dự thầu nhà thầu có đưa ra hạng mục công việc, khối lượng theo Hồ sơ mời thầu nhưng cột đơn giá dự thầu và cột thành tiền nhà thầu bỏ trống giá trị. Như vậy có hiệu chỉnh sai lệch hoặc sửa lỗi hay không? Theo điểm a, mục 4.2, khoản 4, Chương III — Tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ dự thầu, mẫu Hồ sơ mời thầu xây lắp theo Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT nêu: “Trường hợp cột đơn giá và thành tiền nhà thầu không ghi giá tri hoặc giá trị bằng “0” thì đươc coi là nhà thầu phân bổ giá của công viêc này vào hang mục của công vièc khác thuộc gói thầu, nhà thầu phải thưc hiên các công việc này theo đúng quy định trong hop đồng và không đươc Chủ đầu tư thanh toán". Như vậy, với tình huống chúng tôi nêu trên được hiểu là sẽ không sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch cho Hồ sơ dự thầu này có đúng không? Theo khoản 2, Điều 17, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, hiệu chỉnh sai lệch khi hồ sơ dự thầu có sai lệch về phạm vi cung cấp. Chúng tôi hiểu phạm vi cung cấp ở đây là Nhà thầu chào thừa hoặc thiếu về khối lượng, chào sai hạng mục công việc, hoặc chào thiếu hạng mục công việc có đúng như vậy không và khi đó chúng tôi sẽ hiệu chỉnh sai lệch theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 17, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 có đúng không?
Sau thời điểm đóng thầu, nhà thầu phát hiện các công trình mình kê khai trong Hồ sơ dự thầu không đáp ứng theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Và nhà thầu đã bổ sung các hợp đồng hoàn toàn khác với các những hợp đồng đã nộp trong Hồ sơ dự thầu để chứng minh hợp đồng tương tự đáp ứng Hồ sơ mời thầu. Nhà thầu có được phép bổ sung thay đổi các Hợp đồng công trình tương tự sau thời điểm đóng thầu hay không? Như vậy, có thay đổi nội dung cơ bản của Hồ sơ dự thầu đã nộp và làm thay đổi bản chất của Nhà thầu tham dự thầu hay không?
Vừa qua Ban Quản lý các dự án A thuộc ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nằng có tố chức đấu thầu các gói thầu thuộc Dự án B với nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của thành phố Đà Nẵng. Đối với công tác đấu thầu của Dự án, chúng tôi sử dụng mẫu Hồ sơ mời thầu do Ngân hàng Thế giới ban hành và tuân thủ theo quy trình hướng dẫn đấu thầu của Nhà tài trợ. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức đấu thầu có phát sinh những tình huống vướng mắc mà theo nội dung trong Hồ sơ mời thầu và hướng dẫn đấu thầu của Nhà tài trợ chưa có hướng dẫn tình huống xử lý cụ thể. Vì vậy, về phía quy trình và thủ tục đấu thầu Việt Nam, Ban Quàn lý các dự án A xin chuyên gia hướng dẫn xử lý tình huống cụ thể như sau: Theo quy định tại mục CDNT 19.1 trong Hồ sơ mời thầu cua nhà tài trợ nêu: “Trường hợp sử dụng thư bảo đảm cùa ngân hàng thì thư bảo đảm phải được lập theo Mẫu bảo đảm dự thầu tại Chương IV- Biểu mẫu dự thầu hoặc theo một mẫu khác tương tự và phải được Chủ đầu tư chấp nhận trước khi nộp HSDT. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiêu lưc của HSDT như quy đinh trong HSMT là 180 ngày hoăc sau khi gia han theo Muc 18.2 CDNT cộng thêm 30 ngày". - Nhà thầu tham dự thầu kèm theo một Bảo lãnh dự thầu với Thời gian hiệu lực cụ thể như sau: "(a) nếu Bên yêu cầu bảo đảm trúng thầu: bảo đảm này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản sao thỏa thụận hợp đồng có chữ ký của Bên yêu cầu bảo đảm và bản sao Bảo đảm thực hiện hợp đồng và Bảo đảm Thực hiện Trách nhiệm Môi trường, Xã hội, Sức khỏe và An toàn (MXSA) được phát hành cho Bên thụ hưởng theo chỉ thị của Bên yêu cầu bảo đảm; hoặc (b) nếu Bên yêu cầu bảo đảm không trúng thầu: bảo đảm này sẽ hết hiệu lực (i) ngay sau khi chúng tôi nhận được bản sao văn bản thông báo từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo đảm thông báo kết quả đấu thầu; hoặc (ii) trong vòng 30 ngày sau thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu là ngày được xác định thông qua bản sao của Đơn dự thầu và bất kỳ văn bản gia hạn nào, đi kèm với hồ sơ mời thầu được trình lên chúng tôi; hoặc c) 180 ngày kể từ ngày 16/8/2018. ” Ở đây, điều kiện (c) nhà thầu chỉ có 180 ngày kể từ ngày 16/8/2018, khác với yêu cầu của mẫu Bảo lãnh dự thầu trong HSMT là “ba năm sau ngày phát hành bảo đảm này” và điều kiện này cũng ngắn hơn Thời gian hiệu lực của Bảo đảm dự thầu theo HSMT là 210 ngày. Như vậy, Bảo đảm dự thầu cua Nhà thầu này có đáp ứng yêu cầu hay không?
Để thực hiện hoạt động nâng cấp phần mềm “Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế”, Văn phòng Bộ Y tế (được Bộ trưởng Bộ Y tế giao nhiệm vụ) đã tiến hành lập Đề cương và Dự toán chi tiết (Theo thông tư 21/2010 /TT-BTTT của Bộ Thông tin Truyền thông) cho hoạt động nói trên và đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt (dưới sự chù trì thẩm định của Cục CNTT - Bộ Y tế). Để lựa chọn đơn vị thực hiện nâng cấp phần mềm theo Đề cương đã được phê duyệt, Văn phòng Bộ xác định đây là gói thầu mua sắm hàng hóa căn cứ theo các quy định sau: - Khoản 25 Điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH quy định: Hàng hóa bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế. - Điểm b Khoản 2 Điều 28 Nghị định 102/2009/NĐ-CP, chi phi thiết bị bao gồm: Thiết bị phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị không phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị đặc biệt là phần mềm nội bộ các thiết bị phụ trợ và thiết bị ngoại vi. - Theo Khoản 3 Điều 2 cùa Nghị định số 102/2009/NĐ-CP thì: "Phần mềm nội bộ" là phần mềm được phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa theo các yêu cầu riêng của tổ chức, hoặc người sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của tổ chức và được sử dụng trong nội bộ tổ chức đó. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhiều ý kiến cho rằng hoạt động này thuộc gói thầu dịch vụ tư vấn. Vậy, Văn phòng Bộ Y tế xin hỏi Quý cơ quan hoạt động nâng cấp cổng thông tin điện tử Bộ Y tế là thuộc gói thầu mua sắm hàng hóa hay dịch vụ tư vấn?
Công ty dịch vụ X có câu hỏi như sau: Đơn vị chúng tôi chuẩn bị thực hiện một số gói thầu tổ chức các chương trình tiếp thị. bán hàng trong đó nội dung công việc dự kiến như sau: chuẩn bị các thủ tục pháp lý, xây dựng kịch bản cua chương trình, khảo sát, xin phép tổ chức, cung cấp nhân sự, trang thiết bị và công cụ dụng cụ (gồm gian hàng, bàn, ghế, quà tặng...) để tổ chức chương trình. Hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi. Xin được hỏi chuyên gia, với gói thầu có những công việc như trên thì hồ sơ mời thầu sẽ lập theo gói thầu phi tư vấn hay gói thầu cung cấp hàng hóa?
Ông Tân hỏi chuyên gia: Hồ sơ yêu cầu quy định hiệu lực của hồ sơ đề xuất là 60 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu là ngày 25/9/2017. Tuy nhiên, nhà thầu đã làm xong hồ sơ đề xuất sớm và gửi lại trong đó đơn đề xuất của nhà thầu ghi hồ sơ đề xuất có hiệu lực là 70 ngày kể từ ngày 20/9/2017 (hiệu lực của hồ sơ đề xuất sớm hơn 5 ngày so với yêu cầu của hồ sơ yêu cầu).Hồ sơ đề xuất của nhà thầu có hợp lệ theo quy định của Luật Đấu thầu không?
Đối với gói thầu di dời công trình hạ tầng kỹ thuật thì có thể chỉ định thầu cho đơn vị không trực tiếp quản lý công trình nhưng đáp ứng các điều kiện về năng lực, kinh nghiệm được hay không?
Liên quan đến công tác phê duyệt dự toán, ông Nam giám đốc Công ty Thái Nam có câu hỏi như sau: Dự toán gói thầu được lập tuân thủ đúng theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, khi phê duyệt dự toán, chủ đầu tư đã quyết định giảm trừ 5% giá trị dự toán với lý do để bảo đảm cạnh tranh và tiết kiệm kinh phí trong đầu tư xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Việc chủ đầu tư phê duyệt dự toán gói thầu như trên có phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu hiện hành hay không?
Công ty TNHH liên doanh có 70% vốn điều lệ của nước ngoài, 30% vốn góp của doanh nghiệp Nhà nước. Vậy dự án của công ty có thuộc phạm vi điều chỉnh theo Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Luật Đấu thầu không? Hỏi: Đại diện công ty đặt câu hỏi cũng muốn biết, vốn điều lệ có phải là căn cứ để xác định doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu hay không hay là căn cứ phần vốn Nhà nước trong tổng mức đầu tư của từng dự án đầu tư phát triển cụ thể?
Công ty ông Vũ Đức Triệu (Hà Nội) có 70% vốn Nhà nước, thực hiện dự án đầu tư lấy vốn từ quỹ đầu tư phát triển và vốn kinh doanh. Công ty xác định, dự án không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Đấu thầu nên khi đầu tư công ty không thực hiện theo quy định tại Luật này. Ông Triệu hỏi, như vậy có đúng không?