Showing 41–60 of 451 results

Một bên mời thầu đang đánh giá hồ sơ chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa có tình huống như sau: Nhà thầu A trong đơn dự thầu không nêu số tiền bằng số, bằng chữ khi chào thầu mà chỉ nêu nội dung “... cam kết thực hiện gói thầu X theo đúng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu vói, tổng số tiền là: cùng với biểu giá kèm theo". Gói thầu nói trên được thực hiện theo Mẫu số 04 - Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa (ban hành theo Thông tư số 11/2015/TT- BKHĐT ngàỵ 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và đầu tư), theo tiêu chí đánh giá tính hợp lệ hồ sơ đề xuất và theo biểu mẫu số 01 - Đơn chào hàng trong HSYC có quy định: “Giá chào ghi trong đơn chào hàng phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá chào hàng ghi trong biểu giá tổng họp, không đề xuất các giá chào khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư" Hỏi trong trường hợp nói trên, đơn chào hàng của nhà thầu có được đánh giá là hợp lệ?

Một nhà thầu tham dự gói thầu xây lắp được tổ chức theo quy định Luật đấu thầu 43/2013/QH13, có câu hỏi như sau: Nhà thầu X là công ty con của Tập đoàn kinh tế nhà nước Y (Tập đoản Y nắm giữ cổ phần chi phối công ty X) cũng tham gia dự thầu gói thầu nêu trên mà đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu là Viện nghiên cứu Z cũng là một Đơn sự nghiệp trực thuộc Tập đoàn kinh tế Y. Hỏi nhà thầu X có được xem xét là đáp ứng yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu hay không? Trong đó, theo Điều lệ của Tập đoàn Z thì Viện nghiên cứu Z là công ty con do Tập đoàn Z nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Một nhà thầu chuẩn bị tham dự gói thầu xây lắp có câu hỏi như sau: Theo mẫu giấy ủy quyền số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nôi dung được ủy quyền bao gồm:

  • Ký đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chinh;
  • Ký thỏa thuận liên danh (nếu có);
  • Ký các ván bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham gia đấu thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu và văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc văn bản đề nghị rút hồ sơ dự thầu, sửa đổi, thay thế hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, hồ sơ đề xuất về tài chính;
  • Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
  • Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;
  • Ký kết hợp đồng với Chủ dầu tư nếu được lựa chọn.
Ngoài các nội dung ủy quyền nêu trên thì có được ủy quyền thêm các nội dung khác không? Nếu được thì được ủy quyền thêm những nội dung gì?

Câu hỏi: Chúng tôi là nhà đầu tư tư nhân muốn đề xuất UBND huyện giao khu đất để thực hiện dự án xây dựng khu dân cư. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục thực hiện dự án xây dựng khu dân cư liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau như Luật Đất đai, Luật Xây dựng; Luật Quy hoạch; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu;...Theo đó, đề nghị chuyên gia cho chúng tôi biết chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện dự án xây dựng khu dân cư đô thị thông thường tại các địa phương hiện nay. Trân trọng cảm ơn.

Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn xử lý tình huống như sau:

Bên mời thầu tổ chức mời thầu gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ, hợp đồng theo hình thức đơn giá cố định. Hồ sơ mời thầu yêu cầu các nhà thầu chào giá dự thầu thành 2 phần: Phần chào giá theo khối lượng công việc hạng mục mời thầu và phần dự phòng phí.

Nhà thầu A chào giá dự thầu 55 tỷ đồng, trong đó 53 tỷ đồng là giá chào cho các khối lượng công việc hạng mục mời thầu theo hồ sơ mời thầu và 2 tỷ đồng cho dự phòng phí. Nhà thầu có thư giảm giá 4 tỷ đồng trên giá dự thầu (không ghi giảm cụ thể cho hạng mục nào dự thầu).

Tổ chấm thầu khi xác định đơn giá dự thầu sau giảm giá của nhà thầu A thì có 2 quan điểm:

- Quan điểm thứ 1: Phần giảm giá 4 tỷ đồng của nhà thầu được tính giảm đều trên giá dự thầu, vì vậy phần dự phòng phí cũng giảm theo.

- Quan điểm thứ 2: Phần giảm giá 4 tỷ đồng của nhà thầu được tính giảm đều trên hạng mục dự thầu mà nhà thầu liệt kê tham gia, không tính giảm cho dự phòng phí do dự phòng phí không phải là hạng mục dự thầu. Vì vậy phần dự phòng phí là cố định, không điều chỉnh giảm giá.

Cả hai quan điểm đều dẫn đến tổng giá dự thầu sau giảm giá của nhà thầu A là bằng nhau. Tuy nhiên, đơn giá cố định cho từng công việc, sau khi điều chỉnh giảm giá là khác nhau theo hai quan điểm trên.

Điều này dẫn đến việc thanh toán cho nhà thầu sau này (nếu trúng thầu) là khác nhau.

Hỏi: Quan điểm nào chuẩn xác trong trường hợp này?

Điểm g, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 12 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu như sau: “Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm... Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án”.

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định gia hạn thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu. Hỏi: Vậy chủ đầu tư hay bên mời thầu có thẩm quyền gia hạn thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu?

Bên mời thầu X trong quá trình đánh giá E-HSDT cho gói thầu xây lắp có tình huống như sau: Theo quy định của E-TBMT và E-HSMT, thời gian thực hiện họp đồng là 45 ngày. Tuy nhiên, E-HSDT của Nhà thầu A có đề xuất thời gian thực hiện hợp đồng như sau: Thời gian thực hiện hợp đồng ghi trong Đơn dự thầu là 40 ngày và theo mẫu số 17- Bảng tiến độ thực hiện của webform là 40 ngày. Trong file HSDT dự thầu đính kèm trên mạng có thực hiện họp đồng ghi là 40 ngày trong phần thuyết minh biện pháp tổ chức thi công và biểu biểu tiến độ tổ chức thi công đề xuất tổng thời gian thi công là 120 ngày. Ngoài ra, trong biểu đồ tiến độ thi công chi tiết đính kèm các hạng mục công trình thể hiện tiến độ thi công các hạng mục công trình là 40 ngày (trừ các ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật trong tuần) và nếu tính cả các ngày thứ 7 và chủ nhật trong tuần thì tổng tiến độ thi công các hạng mục công trình là 54 ngày. Bên mời thầu trên muốn hỏi việc Nhà thầu đề xuất tiến độ thi công công trình như trên có hợp lệ.

Tổ chuyên gia đấu thầu trong quá trình đánh giá E-HSDT có tình huống như sau: Trong E-HSDT của một nhà thầu có đính kèm bản scan của bảo lãnh dự thầu gồm 03 trang (trang 01 bảo lãnh dự thầu, trang 02 văn bản ủy quyền, trang 03 Quyết định về việc bổ nhiệm cán bộ) và nội dung của bảo lãnh dự thầu thiếu trang ký đóng dấu hợp pháp của Ngân hàng A phát hành bảo lãnh. Để xác minh tính chân thực thông tin bảo lãnh, tổ Chuyên gia tra cứu thông tin online bảo lãnh do ngân hàng A phát hành thì có thông tin về nhà thầu tham dự cho bên mời thầu. Tổ chuyên gia đấu thầu trên muốn hỏi bảo lãnh dự thầu trong trường hợp này có được đánh giá là hợp lệ.

Trung tâm A là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục B. Trong đó, Chi cục B chịu sự quản lý trực tiếp của Sở C thuộc tỉnh X. Trung tâm A muốn hỏi Trung tâm A có được tham dự các gói thầu do Sở C làm chủ đầu tư không?

Trung tâm A là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Bộ X, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trực thuộc quản lý của X có các đơn vị tham mưu như Cục B. Cục B có các đơn vị trực thuộc như Trung tâm B1, Trung tâm B2, ..., các đơn vị này có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch. Trung tâm A muốn hỏi theo quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu được quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ thì Trung tâm A có được tham gia dự thầu gói thầu do Trung tâm B1 trực thuộc Cục B làm chủ đầu tư không?

Công ty A đã tham gia đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa và nhận được công văn mời thương thảo hợp đồng từ phía chủ đầu tư. Công ty A có hỏi như sau: Do bản vẽ trong HSMT của chủ đầu tư quy định bản vẽ trong HSMT chỉ mang tính chất tham khảo và thực tế trong quá trình thương thảo, Công y A có khảo sát lại sản phẩm thực tế thì có sai khác so với bản vẽ nên giá chào thầu của công ty A là không phù hợp vì giá thực tế cao hơn giá chào thầu. Công ty A thấy rằng theo điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ thì thương thảo hợp đồng không được thay đổi đơn giá dự thầu. Vì vậy Công ty A từ chối làm gói thầu này và được chủ đầu tư chấp thuận. Hỏi trong trường hợp này, Công ty A có bị tịch thu bảo lãnh dự thầu.

Công ty ông Nguyễn Đình Tý (tỉnh Nghệ An) ký hợp đồng với chủ đầu tư thực hiện lập đề cương nhiệm vụ và dự toán khảo sát, quy hoạch (tư vấn) cho một dự án quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Công ty ông đã lập nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán công tác khảo sát, quy hoạch). Hiện nay, chủ đầu tư đang tiến hành đấu thầu gói thầu: Khảo sát, lập quy hoạch để lựa chọn nhà thầu tư vấn thực hiện. Theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát. Tuy nhiên không đề cập đến gói thầu tư vấn lập nhiệm vụ, lập quy hoạch. Ông Tý hỏi, Công ty ông có được tham gia đấu thầu gói thầu quy hoạch trên hay không?

Tình huống: Công ty chúng tôi dự định đề xuất UBND huyện giao khu đất để đầu tư xây dựng hạ tầng (san nền, xây dựng đường giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng,..), sau đó phân lô bán nền cho các hộ gia đình xây dựng nhà để ở. Tôi xin hỏi chuyên gia, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư dự án dạng này được pháp luật quy định như thế nào?

Tình huống: Thời gian vừa qua, những vướng mắc về quy định pháp lý trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt là sự chồng chéo giữa Luật Đất đai và Luật Đấu thầu trong thủ tục giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu được xem là điểm nghẽn lớn được nhiều doanh nghiệp bất động sản kiến nghị tháo gỡ. Đây là nguyên nhân khiến nhiều địa phương “không dám” giao dự án mới cho nhà đầu tư và/hoặc “không dám” giao đất cho nhà đầu tư đã trúng đấu thầu, dẫn tới hàng loạt dự án, nhất là các dự án bất động sản bị đình trệ. Hiện nay, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư đã quy định chi tiết nội dung này.  

Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn tình huống như sau:

Nhà thầu A trước khi nộp hồ sơ dự thầu đã có văn bản đề nghị chủ đầu tư và bên mời thầu hủy bỏ kết quả đấu thầu. Nhưng chủ đầu tư và bên mời thầu xét thấy đã thực hiện đúng quy định luật pháp về đấu thầu nên vẫn tiến hành hội nghị mở thầu.

Hỏi: Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có văn bản đề nghị hủy kết quả đấu thầu có được mở không?

Cơ quan A được giao làm chủ đầu tư 1 công trình với tổng mức đầu tư 9 tỷ đồng, trong đó có 1 gói thầu xây lắp với giá dự toán 7 tỷ đồng.

Hỏi: Cơ quan A tự lập hồ sơ mời thầu và đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu nêu trên được không?

Hỏi: Theo mẫu Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định của Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phần Bảo đảm dự thầu ghi hình thức là đặt cọc hoặc thư bảo lãnh, thì đặt cọc ở đây được hiểu là đặt cọc bằng séc theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT hay bằng tiền mặt?

Các quy định cần lưu ý (Phần 3) về lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (tiếp)

Đề nghị cơ quan chức năng giải đáp vấn đề sau:

Trường hợp hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng chủ đầu tư chưa có văn bản đề nghị gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu (chưa có kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu). Vậy nếu chủ đầu tư có văn bản (sau ngày hết hiệu lực của hồ sơ dự thầu) đề nghị nhà thầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì nhà thầu có quyền từ chối không gia hạn được hay không?

Hỏi: Trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu không nộp tài liệu để chứng minh nguồn lực tài chính để thực hiện gói thầu thì nhà thầu có được bổ sung tài liệu để chứng minh nhà thầu có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện gói thầu và nguồn lực tài chính (có được xem là bản chất của nhà thầu hay không)?