Showing 101–120 of 451 results

Công ty X là đơn vị tư vấn đấu thầu cho bên mời thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn để thực hiện tư vấn giám sát cho gói thầu xây dựng. Để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của nhà thầu, tư vấn đấu thầu đã đưa vào nội dung yêu cầu bảo lãnh dự thầu trong hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên, trong HSMT lại không quy định cụ thể về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh dự thầu mà chỉ quy định hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 90 ngày. Các nhà thầu đệ trình hồ sơ dự thầu hầu hết đề xuất hiệu lực của bảo lãnh dự thầu là 120 ngày, chỉ có 01 nhà thầu Y đệ trình bảo lãnh dự thầu với hiệu lực là 90 ngày. Công ty X muốn hỏi trong trường hợp nói trên thì bảo lãnh của nhà thầu Y có đảm bảo hợp lệ theo quy định không?

Tình huống: Chúng tôi tổ chức đấu thầu một gói thầu mua sắm hàng hóa qua mạng. Nhà thầu đã nộp E-HSDT tuy nhiên bảo đảm dự thầu của nhà thầu do Phó giám đốc chi nhánh ngân hàng ký nhưng không kèm theo Giấy ủy quyền. Chúng tôi đã yêu cầu nhà thầu làm rõ nội dung này. Nhà thầu đã không chứng minh được việc đã nộp Giấy ủy quyền trước thời điểm đóng thầu và nộp bổ sung Giấy ủy quyền ký bảo lãnh dự thầu của Giám đốc Ngân hàng cho Phó Giám đốc chi nhánh. Hỏi: Chúng tôi xin hỏi, việc bổ sung Giấy ủy quyền như thế này có hợp lệ không?

Tình  huống: Chúng tôi đang tổ Gói thầu tư vấn với hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng. Sau khi Chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng, Bên mời thầu mời Nhà thầu xếp thứ nhất vào đàm phán hợp đồng, tuy nhiên, nhà thầu không chịu vào đàm phán với lý do trong quá trình lập giá dự thầu, vì có sự nhầm lẫn nên nhà thầu bỏ thầu quá thấp không đủ chi phí để thực hiện. Hỏi: Bên mời thầu phải xử lý như thế nào đối với nội dung này?

Một nhà thầu chuẩn bị đệ trình hồ sơ dự thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa đã hỏi chúng tôi về việc đệ trình báo cáo tài chính như sau: Theo yêu cầu về đệ trình tài liệu cho các tiêu chí "Kết quả hoạt động tài chính” và "Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh” theo mẫu số 09. Trong mẫu số 09 của HSMT, nhà thầu thấy có yêu cầu "Các báo cáo tài chính được kiểm toán theo quy định”. Nhà thầu muốn hỏi nếu công ty không thuộc đối tượng bắt buộc phải thực hiện kiểm toán theo quy định Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập (67/2011/QH12 ngày 29/3/2011) và Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 thì có cần phải đệ trình báo cáo kiểm toán? Trong trường hợp đã có báo cáo tài chính được kiểm toán thì trong hồ sơ dự thầu chỉ nộp báo cáo kiểm toán mà không nộp một trong các tài liệu theo quy định của mẫu số 09 có được đánh giá là đáp ứng yêu cầu?

Nhà thầu X đã tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa gặp vướng mắc như sau: Trong HSMT có yêu cầu cung cấp hợp đồng tương tự bao gồm hợp đồng cung cấp, biên bản thanh lý hợp đồng và hóa đơn bán hàng kèm theo danh mục. Do sơ suất công ty X chỉ cung cấp hợp đồng và thanh lý, không cung cấp hóa đơn. Nhà thầu X có hỏi, việc có thanh lý hợp đồng có thể thay thế hóa đơn bán hàng trong việc cung cấp hợp đồng tương tự không? Việc bên mời thầu trong quá trình chấm HSDT không cho phép công ty X bổ sung hóa đơn có hợp lý hay không?

Một thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu có câu hỏi cho chúng tôi như sau: Sau khi xem xét HSDT của gói thầu xây lắp đấu thầu theo phương thức 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ nhận thấy: Nhà thầu A có giá đánh giá thấp nhất đáp ứng các yêu cầu về hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm cũng như đạt yêu cầu đánh giá bước kỹ thuật có sai lệch thiếu là 8% và sửa lỗi số học thiếu là 7% so với giá dự thầu. Bên mời thầu muốn hỏi nhà thầu A có được xem xét để kiến nghị trúng thầu?

Tình huống: Tổng công ty của ông Lê Hoàng Minh (Hà Nội) có 40% vốn Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Năm 2016, Tổng công ty thành lập một Công ty TNHH MTV do Tổng công ty sở hữu 100% vốn. Cuối năm 2017, Công ty con được cấp giấy phép đầu tư dự án xây dựng công trình nhà ở. Hiện nay, Công ty con muốn ký hợp đồng để Tổng công ty tham gia vào làm nhà thầu xây dựng công trình. Hỏi: Ông Minh hỏi, trường hợp này có phải áp dụng Luật Đấu thầu trong việc lựa chọn nhà thầu không? Vì nếu theo quy định của Luật Đấu thầu, để bảo đảm tính cạnh tranh, nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.

Một bên mời thầu đang đánh giá Hồ sơ dự thầu về gói thầu mua sắm hàng hóa, trong đó có nhà thầu đệ trình báo cáo tài chính với thông tin như sau: Nhà thầu đệ trình báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 theo quy định của hồ sơ mời thầu. Trong đó lợi nhuận năm 2012 là dưới 0; Biên bản kiểm tra quyết toán thuế giữa cơ quan thuế và nhà thầu năm 2012, trong đó cơ quan thuế xác định nhà thầu có lợi nhuận trên 0. Nhà thầu B nộp Báo cáo tài chính, trong đó lợi nhuận năm 2012 là trên 0 và Báo cáo kiểm toán do cơ quan kiểm toán phát hành năm 2012 nêu: Nhà thầu chưa ghi nhận một khoản chi phí, nếu ghi nhận khoản chi phí này vào báo cáo theo quy định thì nhà thầu có lợi nhuận năm 2012 là dưới 0. Vậy trong trường hợp này nhà thầu có được đánh giá là đáp ứng về tình hình tài chính.

Một chuyên gia đấu thầu đang thực hiện đánh giá Hồ sơ dự thầu của nhà thầu tham gia gói thầu dịch vụ phi tư vấn, có hỏi chúng tôi như sau: Theo hướng dẫn của tiêu chí đánh giá 3.1 Mục 2.1 Chương III của Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì: “Nhà thầu nộp báo cáo tài chính từ năm 2012, 2013, 2014 để cung cấp thông tin chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu. Giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm 2014 phải dương”. Tuy nhiên, tại Báo cáo tài chính có ý kiến ngoại trừ của Kiểm toán viên như sau: “Do được bổ nhiệm làm kiểm toán viên của Công ty sau ngày 31/12/2014 nên chúng tôi không thể tham gia quan sát công tác kiểm kê tiền mặt tồn quỹ vào thời điểm kết thúc năm tài chính 2014, chúng tôi cũng không thực hiện được các thủ tục kiểm toán thay thế để đưa ra ý kiến về tính hiện hữu và giá trị của số dư tiền mặt tồn quỹ tại ngày 31/12/2014 và các ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính của Công ty cho năm tài chính kết thúc cùng ngày”. Như vậy, Báo cáo tài chính của nhà thầu có đáp ứng tiêu chí “lành mạnh” được ghi trong mẫu Hồ sơ mời thầu nêu trên của Thông tư không?

Tình huống: Công ty chúng tôi là bên mời thầu cho 01 gói thầu tư vấn thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. Theo quy định của Hồ sơ mời thầu, nhân sự chủ chốt bao gồm:

  • Chủ nhiệm dự án: 01 người
  • Chủ trì thiết kế hạ tầng kỹ thuật: 01 người;
  • Chủ trì hạng mục đường giao thông: 01 người
  • Chủ trì dự toán: 01 người.
Hỏi: Nhà thầu A đề xuất nhân sự B tham gia cả hai vị trí là Chủ nhiệm dự án và chủ trì thiết kế hạ tầng kỹ thuật có hợp lệ.

Ông Trần Bá Đức, hiện đang công tác tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có thắc mắc về nội dung trong Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT như sau: Trong Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 chưa nói cụ thể về trường hợp các gói thầu đã được phê duyệt trong KHLCNT theo hình thức lựa chọn truyền thống nhưng sau ngày 01/02/2020 chưa được tổ chức lựa chọn nhà thầu thì có phải điều chỉnh KHLCNT để tổ chức LCNT qua mạng hay không?

Một chủ đầu tư của dự án đầu tư, đã nhận được Đơn kiến nghị của nhà thầu. Để xử lý kiến nghị của nhà thầu, đơn vị đã hỏi chuyên gia như sau: Theo quy định tại Điều 119 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, đơn vị đã ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị và có báo cáo kết quả làm việc trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Tuy nhiên, việc thực hiện theo quy trình trên gặp nhiều khó khăn do không có biểu mẫu áp dụng (như: Mẫu Qụyết định thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, Báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng, Quyết định giải quyết kiến nghị của người có thầm quyền,...).

Bên mời thầu X đang đánh giá hồ sơ dự thầu cho gói thầu xây lắp có tình huống về doanh thu như sau: Theo yêu cầu của HSMT (được lập theo Mẫu số 02 của Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), doanh thu bình quân hàng năm là 100 tỷ đồng, trong đó đối với liên danh yêu cầu như sau: Cột "Tổng tất cả các thành viên liên danh" là Phải thỏa mân yêu cầu này (Tương đương với phần công việc đảm nhiệm quy định trong Thỏa thuận liên danh) và cột "Từng thành viên" là không áp dụng. Hiện nay, có một nhà thầu liên danh A-B-C có tỷ lệ tham gia liên danh là 50:30:20, trong đó doanh thu bình quân hàng năm của từng thành viên A, B, C lần lượt là 60, 25, 21. Do đó, nếu đánh giá tổng tất cả các thành viên thì doanh thu đáp ứng yêu cầu, nhưng nếu xét theo tỷ lệ tham gia liên danh thì thành viên B không đáp ứng yêu cầu. Bên mời thầu X muốn ý kiến của chuyên gia để xử lý tình huống nói trên.

Doanh nghiệp X có câu hỏi liên quan đến thuế, phí trong giá trị doanh thu xây dựng yêu cầu như sau: Theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT, Chương I. chỉ dẫn nhà thầu, mục 14. Giá dự thầu và giảm giá, mục 14.4 yêu cầu: “Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định. Trường hợp nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại”. Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá HSDT, mục 2.1.Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm, mục 3. Các yêu cầu về tài chính, mục 3.2. Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng yêu cầu: “Doanh thu xây dựng hàng năm được tính bằng tổng các khoản thanh toán cho các hợp đồng xây lắp mà nhà thầu nhận được trong năm đó” Theo đó, nhà thầu cho rằng Doanh thu yêu cầu trong HSMT là các khoản thanh toán cho các hợp đồng xây lắp mà nhà thầu nhận được trong năm đó bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí... theo quy định.

Một nhà thầu đang chuẩn bị Hồ sơ dự thầu cho gói thầu xây lắp có câu hỏi như sau: Chủ đầu tư X đã phát hành hồ sơ mời thầu cho 02 gói thầu của 01 dự án. Cả hai gói thầu này đều được phát hành HSMT và đóng thầu vào cùng thời điểm. Trong đó, yêu cầu doanh thu xây dựng bình quân đối với gói thầu số 1 là 20 tỷ đồng và doanh thu xây dựng bình quân đối với gói thầu thứ 2 là 30 tỷ đồng. Hiện tại doanh thu xây dựng bình quân của nhà thầu trong 03 năm gần đây là 40 tỷ đồng, nhà thầu muốn hỏi với doanh thu như vậy thì nhà thầu có thể tham dự cả 02 gói thầu hay chỉ được tham dự 01 gói thầu?  

Nhà thầu đã đệ trình hồ sơ dự thầu cho gói thầu xây lắp, trong đó hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu số 02 của Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo yêu cầu của HSMT, thiết bị thi công phải thuộc sở hữu của nhà thầu hoặc có thể đi thuê nhưng nhà thầu phải chứng minh khả năng huy động để đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Trường hợp đi thuê thì phải có hợp đồng thuê thiết bị và tài liệu chứng minh thiết bị thuộc sở hữu của bên cho thuê. Theo đó, nhà thầu đã đệ trình đầy đủ các tài liệu chứng minh sở hữu thiết bị. Tuy nhiên nhà thầu vẫn bị loại với lý do bên mời thầu đưa ra là không có đăng kiểm thiết bị. Nhà thầu muốn hỏi việc bên mời thầu đánh giá như vậy có đúng với quy định của pháp luật.

Một nhà thầu đang chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho gói thầu xây lắp mà hồ sơ mời thầu được lập theo Mẫu số 02 của Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo yêu cầu của HSMT thì người khai lý lịch phải ký tên, tuy nhiên vì lý do bất khả kháng mà nhân sự đề xuất đã không có mặt ở văn phòng tại thời điểm làm hồ sơ dự thầu để ký vào các biểu mẫu số 15 (Bản lý lịch chuyên môn của nhân sự chủ chốt) và Mẫu số 16 (Bản kinh nghiệm chuyên môn). Nhà thầu muốn hỏi người đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên thay và đóng dấu có được đánh giá là hợp lệ.

Doanh nghiệp nhà nước X là một công ty TNHH một thành viên và Liên danh công ty Y-Z đã ký hợp đồng triển khai thực hiện gói thầu cung cấp phần mềm công nghệ thông tin. Gói thầu này được thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Theo Hồ sơ dự thầu, nhà thầu đề xuất ông Trần Văn A là Giám đốc dự án chịu trách nhiệm triển khai thực hiện gói thầu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án do chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu nên Liên danh công ty Y-Z đã miễn nhiệm đối với ông A. Liên danh đề xuất ông Lê Văn B thay thế ông A, tuy nhiên chủ đầu tư vẫn còn các quan điểm khác nhau về thẩm quyền phê duyệt thay đổi nhân sự này, cụ thể là: Quan điểm thứ nhất: Quá trình thực hiện hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Việc thay đổi nhân sự Giám đốc dự án của nhà thầu, hai bên sẽ thực hiện bổ sung phụ lục hợp đồng. Đây là trường hợp xử lý tình huống trong đấu thầu, nên thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ đầu tư là Hội đồng thành viên của công ty X. Quan điểm thứ hai: Tổng giám đốc là người ký hợp đồng. Nên việc phê duyệt thay đổi nội dung hợp đồng thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc. Doanh nghiệp X muốn hỏi trong trường hợp trên ai là người phê duyệt điều chỉnh?

Trường hợp 1: Theo mẫu số 14 có nêu “Nhà thầu phải kê khai những nhân sự chủ chốt có năng lực phù hợp đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm a Mục 2.2 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT và có thể sẵn sàng huy động cho gói thầu; không được kê khai những nhân sự đẫ huy động cho gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này. Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận”. Khi lập hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu đưa tiêu chí này vào tiêu chí đánh giá về năng lực kỹ thuật để xét loại trực tiếp nhà thầu. Như vậy trong trường hợp này có đúng với tinh thần hướng dẫn của Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT không? Có gây ra cạnh tranh không công bằng, hay hạn chế tham gia của Nhà thầu không? Trường hợp 2: Theo mẫu số 14 có nêu "Nhà thầu phải kê khai những nhân sự chủ chốt có năng lực phù hợp đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm a Mục 2.2 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT và có thể sẵn sàng huy động cho gói thầu; không được kê khai những nhân sự đã huy động cho gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này. Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận”. Khi lập hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu đưa tiêu chí này vào tiêu chí đánh giá về năng lực kỹ thuật để xét loại trực tiếp nhà thầu. Khi dự thầu Nhà thầu có kê khai 03 nhân sự có thời gian tham gia trùng với các hợp đồng khác của Nhà thầu đang thực hiện. Như trong trường hợp này Bên mời thầu có cho phép nhà thầu làm rõ về nội dung này không hay Bên mời thau đánh giá loại trực tiếp Nhà thầu?

Theo quy định nêu tại Điều 24 của Luật đấu thầu thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng mua tài sản đã đấu thầu, doanh nghiệp được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp theo Phương án 1 hay Phương án 2, cụ thể: - Phương án 1: Doanh nghiệp được áp dụng mua sắm trực tiếp 1 lần với giá trị mua sắm tối đa 130% giá trị gói thầu đã đấu thầu; - Phương án 2: Doanh nghiệp được áp dụng mua sắm trực tiếp nhiều lần và giá trị mỗi lần mua sắm tối đa 130% giá trị gói thầu đã đấu thầu trước đó”. Độc giả xin hỏi, thực hiện theo phương án nào là đúng?