Đánh giá HSDT dựa trên bản sao HSDT và chỉ khi có nghi ngờ mới cần đối chiếu với bản gốc

Một đơn vị tư vấn đấu thầu có câu hỏi như sau:

Theo Khoản 2, Khoản 3, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ về lựa chọn nhà thầu quy định:

“2. Việc đánh giá được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá.

3. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại”.

Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu có nội dung về đánh giá kiểm tra sự thống nhất giữa bản gốc và bản chụp.

Tuy nhiên, tư vấn đấu thầu đang gặp trường hợp, sau khi mở thầu và thực hiện đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, chủ đầu tư không cho đơn vị tư vấn mượn bản gốc hồ sơ dự thầu nên khó khăn trong việc so sánh và đánh giá sự thống nhất giữa bản gốc và bản chụp như quy định nêu trên; đồng thời khó khăn trong công tác đánh giá một số nội dung khác.

Vậy cho tôi hỏi, tư vấn đấu thầu có được quyền mượn bản gốc hồ sơ dự thầu của nhà thầu để thực hiện đánh giá hay không (sau khi đánh giá xong và trình kết quả lên chủ đầu tư, tư vấn sẽ trả lại bản gốc hồ sơ dự thầu của các nhà thầu cho chủ đầu tư lưu giữ)?

Description

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Tại Điểm c, Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định một trong những nội dung kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu là sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.

Theo hướng dẫn tại Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì việc kiểm tra sự thống nhất giữa bản gốc và bản chụp của hồ sơ dự thầu do bên mời thầu thực hiện.

Đối với vấn đề của ông Dung, việc kiểm tra sự thống nhất giữa bản gốc và bản chụp hồ sơ dự thầu thuộc trách nhiệm của bên mời thầu. Tổ chuyên gia căn cứ vào kết quả kiểm tra sự thống nhất giữa bản gốc và các bản chụp của hồ sơ dự thầu do bên mời thầu thực hiện để đánh giá và lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu.

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên bản chụp theo quy định tại Khoản 2, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Trường hợp trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu tổ chuyên gia có nghi ngờ về sự thống nhất nội dung giữa bản chụp và bản gốc hồ sơ dự thầu (do bên mời thầu lưu trữ, quản lý) thì báo cáo bên mời thầu để cùng xem xét, xử lý.

Trên đây là câu trả lời theo quy định của pháp luật về đấu thầu năm 2013, chúng tôi sẽ hiệu chỉnh theo quy định theo pháp luật về đấu thầu 2023. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, mỗi đáp án đều được tham chiếu theo các quy định pháp luật cụ thể, chính xác, thể hiện tính chuyên nghiệp cao của chúng tôi. Xin mời bạn theo dõi Chuyên mục Tình huống Đấu thầu để có nhiều thông tin bổ ích!

Ps: Tình huống của bạn là gì? Hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. Nếu bạn cần tính pháp lý của câu trả lời, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xin hướng dẫn bằng Văn bản của Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn nhất!

Mọi thông tin xin liên hệ:

Hân hạnh chào đón Bạn tham gia Cộng đồng Đấu thầu dưới đây để chúng ta cùng thảo luận mọi vấn đề xảy ra trong hoạt động đấu thầu.

Xin trân trọng cảm ơn!