Quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu như thế nào?

Cơ quan ông Nguyễn Quý (Phú Thọ) được giao nhiệm vụ chủ đầu tư 1 gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Phòng ông được giao nhiệm vụ thực hiện. Sau khi thực hiện quy trình đấu thầu cơ quan ông có thu 1 khoản tiền từ bán hồ sơ mời thầu.

Ông Quý hỏi, cơ quan ông có được dùng khoản tiền thu được này này để thanh toán các chi phí như đăng báo đấu thầu, thanh toán tiền thẩm định giá không? Quy trình thực hiện như thế nào thì đúng?

Ông Quý dự kiến tham mưu thực hiện như sau: Lãnh đạo cơ quan xét đề nghị của phòng chuyên môn ra quyết định chi tiền từ mua hồ sơ mời thầu để thanh toán chi phí trong đấu thầu (chi đăng báo và thẩm định giá). Sau khi có quyết định chi, ông được cử đi chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị thẩm định giá. Như vậy có đúng không? Nếu sai thì cần phải thực hiện như thế nào?

Description

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Do ông Quý không cung cấp chi tiết về nguồn vốn để mua sắm là nguồn vốn gì: Nguồn vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hay nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện các dự án đầu tư. Do vậy, chúng tôi chưa có đủ thông tin để trả lời ông.

Tuy nhiên, liên quan đến nội dung hỏi của ông, đề nghị ông nghiên cứu các Thông tư sau và tính chất gói thầu được giao thực hiện (nguồn vốn của gói thầu, nội dung của gói thầu) để thực hiện theo đúng quy định, cụ thể:

– Thông tư số 190/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ;

– Thông tư liên tịch số 11/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

– Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Trên đây là câu trả lời theo quy định của pháp luật về đấu thầu năm 2013, chúng tôi sẽ hiệu chỉnh theo quy định theo pháp luật về đấu thầu 2023. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, mỗi đáp án đều được tham chiếu theo các quy định pháp luật cụ thể, chính xác, thể hiện tính chuyên nghiệp cao của chúng tôi. Xin mời bạn theo dõi Chuyên mục Tình huống Đấu thầu để có nhiều thông tin bổ ích!

Ps: Tình huống của bạn là gì? Hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. Nếu bạn cần tính pháp lý của câu trả lời, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xin hướng dẫn bằng Văn bản của Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn nhất!

Mọi thông tin xin liên hệ:

Hân hạnh chào đón Bạn tham gia Cộng đồng Đấu thầu dưới đây để chúng ta cùng thảo luận mọi vấn đề xảy ra trong hoạt động đấu thầu.

Xin trân trọng cảm ơn!