Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:
Luật đấu thầu (Điều 64 khoản 3) quy định một trong những điều kiện ký kết họp đồng là chủ đầu tư phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.
Đối với tình huống này, việc ký kết hợp đồng phải tuân thủ quy định nêu trên. Trường họp sau khi ký kết hợp đồng, chủ đầu tư không bàn giao được mặt bằng cho thành viên liên danh (Công ty A) để triển khai thi công theo đúng quy định trong hợp đồng dẫn đến việc thành viên này đề nghị chấm dứt hợp đồng do lỗi của chủ đầu tư và chuyển giao phần công việc còn lại cho thành viên còn lại trong liên danh (Công ty B) tiếp tục thực hiện gói thầu được coi là tình huống phát sinh trong đấu thầu theo quy định tại khoản 15 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Theo đó, chủ đầu tư chịu trách nhiệm xem xét, quyết định xử lý tình huống theo hướng như sau:
Nếu phần công việc còn lại của gói thầu mà Công ty A chưa thực hiện không độc lập với các phần công việc khác của gói thầu và khó có thể tách rời để hình thành gói thầu mới thì có thể xem xét, giao phần công việc này cho Công ty B nếu Công ty B có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện toàn bộ phần công việc còn lại của gói thầu. Trong trường hợp này, chủ đầu tư và nhà thầu phải tiến hành điều chỉnh họp đồng để làm cơ sở thực hiện.
Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải bảo đảm việc chấm dứt hợp đồng với Công ty A; giao cho Công ty B thực hiện phần công việc còn lại hoặc tách phần công việc còn lại thành gói thầu mới đế tổ chức lựa chọn nhà thầu không làm phát sinh chi phí, gây thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm xử lý tình huống trong đẩu thầu trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình (điểm a khoản 1 Điều 86 Luật đấu thầu)