Xếp hạng hồ sơ thế nào khi giá đánh giá các nhà thầu bằng nhau

Doanh nghiệp nhà nước X đang thực hiện lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa chia thành nhiều phần (mỗi mặt hàng là một phần thuộc gói thầu) sử dụng phương pháp giá đánh giá.

Tại bước xác định giá đánh giá phát sinh tình huống: Nhà thầu A chào mặt hàng X với giá 1.000.000 VND, nhà thầu B cũng chào mặt hàng X với giá 1.000.000 VND. Sau khi tổ chuyên gia xác định giá đánh giá thì giá đánh giá của nhà thầu A và nhà thầu B là ngang bằng nhau. Doanh nghiệp X đã hỏi Bộ KHĐT xác định nhà thầu được kiến nghị trúng thầu.

Theo đó, Bộ KHĐT trả lời rằng: “Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 3 khoản 1, Điều 6 khoản 4, Điều 117 khoản 14) quy định trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả). Trường họp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu. Trường hợp sau khi đánh giá, có nhiều nhà thầu được đánh giá tốt nhất, ngang nhau thì xử lý như sau: (i) trao thầu cho nhà thầu có điểm kỹ thuật cao hơn đối với trường họp gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất; (ii) trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.

Tuy nhiên, sau khi thực hiện các hướng dẫn trên, thì hai nhà A và B vẫn xếp hạng ngang nhau. Do đó, Doanh nghiệp X cần xin hướng dẫn của Bộ KHĐT.

Mô tả

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Trường hợp sau khi thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 3 khoản 1, Điều 6 khoản 4, Điều 117 khoản 14 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP mà các nhà thầu vẫn xếp hạng ngang nhau thì đây được coi là tình huống phát sinh trong đấu thầu theo quy định tại khoản 15 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm xử lý tình huống trong đấu thầu trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình (Điều 86 Luật đấu thầu).

Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục 7 Chương III của Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ (Mẫu số 02) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với gói thầu chia thành nhiều phần, việc đánh giá HSDT và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần.

Đáp án sẽ phải hiệu chỉnh theo Luật đấu thầu 2023. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, mỗi đáp án đều được tham chiếu theo các quy định pháp luật cụ thể, chính xác, thể hiện tính chuyên nghiệp cao. Hãy tham gia vào Group của chúng tôi để cùng thảo luận nhé. Ngoài ra, nếu cần, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xin hướng dẫn bằng Văn bản của Cục Quản lý Đấu thầu trong thời gian ngắn nhất;

  1. Group Zalo: Nhấn vào đây!
  2. Group Facebook: Nhấn vào đây!
  3. Group Youtube: Nhấn vào đây!