Có được đổi thành viên đứng đầu liên danh sau khi trúng thầu?

Ông Đỗ Viết Hùng (Quảng Bình) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn xử lý tình huống điều chuyển khối lượng công việc giữa các nhà thầu liên danh và đề nghị thay đổi thành viên đứng đầu liên danh khi nhà thầu đang thực hiện hợp đồng.

Liên danh nhà thầu công ty A và công ty B đã trúng thầu và thực hiện hợp đồng xây dựng công trình cầu với chủ đầu tư, giá trị hợp đồng 40 tỷ đồng.

Thành viên đứng đầu liên danh là công ty A đảm nhận 54% giá trị hợp đồng; công ty B đảm nhận 46% giá trị hợp đồng.

Quá trình thi công do mặt bằng mố cầu phía công ty A đảm nhận chưa giải phóng được nên công ty A không thể triển khai thi công. Để bảo đảm tiến độ chủ đầu tư đã điều chuyển một phần khối lượng từ công ty A sang cho công ty B (công ty B sử dụng mặt bằng của công ty B nên làm được).

Sau khi điều chuyển, công ty A đảm nhận 49% giá trị hợp đồng; công ty B đảm nhận 51% giá trị hợp đồng. Để thuận lợi cho việc thi công liên danh nhà thầu công ty A và công ty B đề nghị chủ đầu tư cho phép thay đổi thành viên đứng đầu liên danh từ công ty A sang cho công ty B đảm nhận (công ty B đủ năng lực).

Ông Hùng hỏi, việc thay đổi thành viên đứng đầu liên danh trong trường hợp như trên có đúng quy định của pháp luật không? Nếu đúng (hoặc không đúng) thì căn cứ vào các quy định nào?

Hết thời hạn hợp đồng mà mặt bằng vẫn chưa giải phóng được thì công ty A có quyền chấm dứt hợp đồng với chủ đầu tư hay không? Nếu được thì chủ đầu tư xử lý như thế nào?

Description

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Khoản 35, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Như vậy, khi tham gia đấu thầu thì tất cả thành viên liên danh đều là nhà thầu chính. Trường hợp nhà thầu trúng thầu thì khi ký kết hợp đồng, các thành viên liên danh là một bên của hợp đồng.

Theo đó, trường hợp thành viên A không có khả năng thực hiện một phần công việc đảm nhận trong liên danh và thành viên B có khả năng thực hiện được thì việc chuyển giao khối lượng công việc giữa hai thành viên được coi là tình huống trong đấu thầu phát sinh tại Khoản 15, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Việc xử lý tình huống trong đấu thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và phải trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế (Điều 86 Luật Đấu thầu).

Trên đây là câu trả lời theo quy định của pháp luật về đấu thầu năm 2013, chúng tôi sẽ hiệu chỉnh theo quy định theo pháp luật về đấu thầu 2023. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, mỗi đáp án đều được tham chiếu theo các quy định pháp luật cụ thể, chính xác, thể hiện tính chuyên nghiệp cao của chúng tôi. Xin mời bạn theo dõi Chuyên mục Tình huống Đấu thầu để có nhiều thông tin bổ ích!

Ps: Tình huống của bạn là gì? Hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. Nếu bạn cần tính pháp lý của câu trả lời, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xin hướng dẫn bằng Văn bản của Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn nhất!

Mọi thông tin xin liên hệ:

Hân hạnh chào đón Bạn tham gia Cộng đồng Đấu thầu dưới đây để chúng ta cùng thảo luận mọi vấn đề xảy ra trong hoạt động đấu thầu.

Xin trân trọng cảm ơn!