Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:
Đối với phương pháp giá thấp nhất
Điểm a, khoản 1, Điều 39 Luật Đấu thầu 2013 quy định phương pháp giá thấp nhất áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu.
Theo đó, trường hợp gói thầu xây lắp không phải là gói thầu quy mô nhỏ (có giá trị lớn hơn 20 tỷ đồng) nhưng tính chất gói thầu đơn giản, các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là trên cùng một mặt bằng thì được phép áp dụng phương pháp giá thấp nhất theo quy định nêu trên.
Đối với phương pháp giá đánh giá
Điểm d, khoản 4, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định công thức xác định giá đánh giá đối với gói thầu xây lắp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế như sau:
GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ
Trong đó:
– G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) – giá trị giảm giá (nếu có);
– ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa
– ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 của Nghị định này.
Theo đó, đối với gói thầu xây lắp áp dụng phương pháp giá đánh giá, việc xác định ∆G có thể dựa trên chi phí vận hành, bảo dưỡng, chi phí lãi vay (nếu có), tiến độ, chất lượng và các yếu tố khác (nếu có). Việc đưa ra các tiêu chí để xác định, quy đổi các yếu tố thành giá trị của ∆G cần phải nêu cụ thể trong hồ sơ mời thầu và phải dựa trên cơ sở tính toán khoa học, phù hợp với tính chất, đặc điểm của gói thầu.
Như vậy, khi áp dụng phương pháp này, trong hồ sơ mời thầu bắt buộc phải đưa ra quy định để xác định giá trị quy đổi các yếu tố về cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng công trình (nghĩa là trong hồ sơ mời thầu, giá trị ∆G không thể bằng 0).
Ngoài ra, việc xác định ∆ƯĐ đối với gói thầu xây lắp áp dụng phương pháp giá đánh giá được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 14 Luật Đấu thầu 2013; điểm b, khoản 2 Điều 4 và các khoản 2, 3, 4 Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP trên cơ sở nguyên tắc ưu đãi quy định tại Điều 3 Nghị định này. Quy định về nguyên tắc xác định ưu đãi, đối tượng được hưởng ưu đãi và cách tính giá trị ưu đãi phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu để làm căn cứ cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu của mình.
Trên đây là câu trả lời theo quy định của pháp luật về đấu thầu năm 2013, chúng tôi sẽ hiệu chỉnh theo quy định theo pháp luật về đấu thầu 2023. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, mỗi đáp án đều được tham chiếu theo các quy định pháp luật cụ thể, chính xác, thể hiện tính chuyên nghiệp cao của chúng tôi. Xin mời bạn theo dõi Chuyên mục Tình huống Đấu thầu để có nhiều thông tin bổ ích!
Ps: Tình huống của bạn là gì? Hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. Nếu bạn cần tính pháp lý của câu trả lời, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xin hướng dẫn bằng Văn bản của Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn nhất!
Mọi thông tin xin liên hệ:
- Hotline: 098.52.54.118 (zalo, viber, telegram, whatsApp);
- Email: [email protected];
Hân hạnh chào đón Bạn tham gia Cộng đồng Đấu thầu dưới đây để chúng ta cùng thảo luận mọi vấn đề xảy ra trong hoạt động đấu thầu.
-
- Group Zalo: Nhấn vào đây!
- Group Facebook: Nhấn vào đây!
Xin trân trọng cảm ơn!