Việc đưa ra hệ số để xác định giá đánh giá hàng hóa theo xuất xứ có phù hợp quy định

Một nhà thầu đã mua HSMT cho gói thầu mua sắm hàng hóa, có câu hỏi như sau:

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nhà thầu nhận thấy trong mục xác định giá đánh giá của hồ sơ mời thầu, bên mời thầu có qui định như sau:

  • Sản phẩm có xuất xứ từ các nước G7 và Châu Âu (trừ các nước Đông Âu), hệ số bằng 1;
  • Sản phẩm có xuất xứ từ China (trừ Đài Loan) hệ số bằng 2;
  • Sản phẩm có xuất xứ từ các nước Asean (trừ Campuchia, Lào và Myanma) và Đài Loan, hệ số 1,5;
  • Sản phẩm có xuất xứ từ Australia và Hàn Quốc hệ số bằng 1,3.;

Nhà thầu muốn hỏi trong Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn hay các văn bản pháp luật hiện hành có điều khoản nào qui định rõ hệ số qui đối xuất xứ của hàng hóa như bảng trên để xác định giá đánh giá trong công tác đánh giá lựa chọn nhà thầu hay không?

Bên mời thầu áp dụng hệ số qui đổi xuất xứ như trên có phù hợp với Luật Đấu Thầu và đảm bảo yếu tố khách quan, công bằng cho các nhà thầu không?

Description

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 12 khoản 3 điểm d) quy định các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa đối với công thức xác định giá đánh giá bao gồm: (i) chi phí vận hành, bảo dưỡng; (ii) chi phí lãi vay (nếu có); (iii) tiến độ; (iv) chất lượng (hiệu suất, công suất); (v) xuất xứ; (vi) các yếu tố khác (nếu có).

Đối với trường hợp nêu trên, căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn các yếu tố đưa chi phí về một mặt bằng cho phù hợp cũng như phải bảo đảm tính khoa học, hợp lý trong việc quy định công thức tính toán, quy đổi các yếu tố liên quan đến việc thực hiện gói thầu thành tiền để xác định giá đánh giá trong hồ sơ mời thầu. Do đó, trường hợp trong hồ sơ mời thầu chủ đầu tư đưa ra công thức xác định giá đánh giá căn cứ vào xuất xứ của hàng hóa tương ứng với một hệ số thì cần phải đưa ra cách giải thích lý do vì sao áp dụng công thức đó, tức là công thức đưa ra phải khoa học, khách quan, tránh gây bất lợi cho các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Ngoài ra, để có cơ sở chuẩn bị hồ sơ dự thầu, nhà thầu có thể yêu cầu bên mời thầu làm rõ về nội dung này theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Trên đây là câu trả lời theo quy định của pháp luật về đấu thầu năm 2013, chúng tôi sẽ hiệu chỉnh theo quy định theo pháp luật về đấu thầu 2023. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, mỗi đáp án đều được tham chiếu theo các quy định pháp luật cụ thể, chính xác, thể hiện tính chuyên nghiệp cao của chúng tôi. Để có thêm thông tin hữu ích, xin mời bạn theo dõi Chuyên mục Tình huống Đấu thầu của chúng tôi!

Tình huống của bạn là gì? Hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. Ngoài ra, nếu bạn cần tính pháp lý, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn xin hướng dẫn bằng Văn bản của Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn nhất!

Mọi thông tin xin liên hệ:

Ps: Tham gia Cộng đồng Đấu thầu Việt Nam dưới đây để chúng ta cùng thảo luận mọi vấn đề trong hoạt động đấu thầu, rất hân hạnh chào đón Bạn tham gia cùng chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn!