Sử dụng năng lực của công ty sát nhập tham gia đấu thầu

Công ty của ông Lê Hoài Nam (ở Bạc Liêu) đang tổ chức lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu về xây dựng công trình đường tỉnh lộ. Trong quá trình đánh giá Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia chúng tôi gặp trường hợp nhà thầu A cung cấp hợp đồng tương tự để chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu là hợp đồng kinh nghiệm của mình pháp nhân khác {sau đây gọi là “pháp nhân X”}. Tại thời điểm đóng thầu, pháp nhân X đã được sáp nhập vào nhà thầu A là nhà thầu tham dự gói thầu nói trên.

Căn cứ vào Điều 89 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập nên Công ty của ông đã xử lý tình huống này theo hướng sau:

Theo quy định trên của Bộ luật Dân sự 2015, ông Nam hiểu rằng khi pháp nhân X được sáp nhập vào nhà thầu A thì năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu A được hiểu là bao gồm năng lực, kinh nghiệm của pháp nhân X trước khi được sáp nhập. Điều này có nghĩa khi pháp nhân X có năng lực, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng thì năng lực, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng này sẽ được tính vào năng lực kinh nghiệm của nhà thầu A sau khi pháp nhân X sát nhập vào nhà thầu này.

Ông Nam mong chuyên gia hướng dẫn cách xác định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu A trong trường hợp trên đã phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu chưa? Nếu chưa phù hợp thì việc xác định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu A được thực hiện như thế nào để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật liên quan.

 

Mô tả

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Luật đấu thầu (Điều 3 khoản 1) quy định hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bộ luật dân sự số 91 /2015/QH13 (Điều 89) quy định một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập). Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.

Đối với vấn đề nêu trong văn bản của ông Nam, trường hợp “pháp nhân X” được sát nhập nguyên trạng vào “nhà thầu A” thì “nhà thầu A” (sau khi pháp nhân X sát nhập) được kế thừa toàn bộ năng lực và kinh nghiệm của “pháp nhân X” đã thực hiện trước đó. Tuy nhiên, nếu nhà thầu A dùng năng lực và kinh nghiệm trước đây của pháp nhân X để tham dự thầu thì nhà thầu A phải có đầy đủ thông tin, tài liệu để chứng minh về năng lực, kinh nghiệm đó.

Trên đây là câu trả lời theo quy định của pháp luật về đấu thầu năm 2013, chúng tôi sẽ hiệu chỉnh theo quy định theo pháp luật về đấu thầu năm 2023. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, mỗi đáp án đều được tham chiếu theo các quy định pháp luật cụ thể, chính xác, thể hiện tính chuyên nghiệp cao của chúng tôi. Xin mời bạn theo dõi Chuyên mục Tình huống Đấu thầu để có nhiều thông tin bổ ích!

Ps: Tình huống của bạn là gì? Hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. Nếu bạn cần tính pháp lý của câu trả lời, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xin hướng dẫn bằng Văn bản của Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn nhất!

Mọi thông tin xin liên hệ:

Hân hạnh chào đón Bạn tham gia Cộng đồng Đấu thầu dưới đây để chúng ta cùng thảo luận mọi vấn đề xảy ra trong hoạt động đấu thầu.

Xin trân trọng cảm ơn!