Thay đổi xuất xứ hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng

Chủ đầu tư lập Hồ sơ yêu cầu và gửi đến nhà thầu, yêu cầu nhà thầu lắp đặt hệ thống Camera có xuất xứ Nhật Bản, nhà thầu được chỉ định đã lập Hồ sơ đề xuất gói thầu Cung cấp và lắp đặt hệ thống Camera giám sát an ninh, thiết bị xuất xứ Nhật Bản, hiệu SONY theo đúng hồ sơ yêu cầu, với giá đề xuất không vượt giá gói thầu được phê duyệt nên được chủ đầu tư xét trúng thầu và ký hợp đồng.

Sau khi ký hợp đồng, nhà thầu đã có văn bản đề nghị và được chủ đầu tư đồng ý cho thay đổi thiết bị từ xuất xứ Nhật Bản sang xuất xứ Trung Quốc, hiệu SONY (về cấu hình, thông số kỹ thuật không thay đổi) với lý do tại Nhật Bản hãng SONY không còn sản xuất và nhà thầu cung cấp giấy xác nhận của hãng SONY Việt Nam là hàng chính hãng của SONY có chất lượng toàn cầu, được bảo hành theo quỵ định của SONY. Sau đó, Chủ đầu tư và nhà thầu đã ký phụ lục hợp đồng, thay đổi thiết bị từ xuất xứ Nhật Bản sang xuất xứ Trung Quốc, hiệu SONY nhưng không có thay đổi về giá và lập hồ sơ quyết toán. Xin hỏi chuyên gia quá trình thực hiện như tình huống trên có vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu không?

Mô tả

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Khi lập hồ sơ yêu cầu, chủ đầu tư phải tìm hiểu thị trường để xác định hàng hóa cần mua còn sản xuất tại Nhật Bản hay không để đưa ra yêu cầu cho phù hợp. Tương tự, khi lập hồ sơ đề xuất nhà thầu phải xác định khả năng cung cấp của thị trường. Theo nội dung trong văn bản hỏi, chủ đầu tư và nhà thầu đã tiến hành ký kết hợp đồng với thời gian thực hiện hợp đồng là 60 ngày. Tuy nhiên, sau đó chủ đầu tư và nhà thầu mới ký phụ lục bổ sung hợp đồng để thay thế xuất xứ của hàng hóa từ Nhật bản sang xuất xứ Trung Quốc. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải xác minh xem hàng hóa đó thực sự không còn sản xuất tại Nhật Bản hay không. Trường hợp sau khi ký hợp đồng, hàng hóa đó không sản xuất tại Nhật Bản thì coi đây là trường hợp bất khả kháng, chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành xem xét lại chất lượng, quy cách kỹ thuật… có đáp ứng yêu cầu hay không, đồng thời thương thảo về đơn giá của hàng hóa đó để có cơ sở ký kết phụ lục hợp đồng bổ sung, tránh gây thất thoát ngân sách của Nhà nước.

Đáp án trên có thể không còn chính xác do Luật đấu thầu 2023 đã có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, đáp án của mỗi tình huống đều rất rõ ràng, chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý. Hãy tham gia vào Group của chúng tôi để cùng thảo luận nhé. Ngoài ra, nếu bạn cần, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xin hướng dẫn của Cục Quản lý Đấu thầu trong thời gian ngắn nhất;

  1. Group Zalo: Nhấn vào đây!
  2. Group Facebook: Nhấn vào đây!
  3. Group Youtube: Nhấn vào đây!