Có được áp dụng mua sắm trực tiếp với nhà thầu khác do đơn vị khác trong tập đoàn đấu thầu rộng rãi trước đó

Công ty cổ phần A có câu hỏi như sau:

Chúng tôi là Công ty cổ phần thuộc Tập đoàn B. Hiện tại, Công ty chúng tôi đang chuẩn bị tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa thiết bị. Chúng tôi dự kiến lựa chọn áp dụng hình thức đấu thầu mua sắm trực tiếp theo quy định tại Điều 24 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, căn cứ vào kết quả đấu thầu rộng rãi của một đơn vị khác cũng là Công ty cổ phần thuộc tập đoàn B với thỏa mãn các điều kiện sau của Luật đấu thầu số 43:

+ Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký họp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

+ Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký họp đồng trước đó;

+ Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

+ Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng;

– Vậy, Công ty chúng tôi xin hỏi việc mua sắm trực tiếp căn cứ vào họp đồng đã ký kết của Công ty khác (không phải hợp đồng đã ký kết với Công ty chúng tôi) có đảm bảo đúng quy định của Luật Đấu thầu không?

Mô tả

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Luật đấu thầu (Điều 24 khoản 1 và khoản 2) quy định mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: (i) nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký họp đồng thực hiện gói thầu trước đó; (ii) gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó; (iii) đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; (iv) thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

Đối với trường hợp này, việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải tuân thủ quy định nêu trên. Theo đó, Công ty có thể áp dụng kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu trước đó của đơn vị trong Tập đoàn để áp dụng mua sắm trực tiếp cho gói thầu của mình nếu các gói thầu trước đó đã được tổ chức lựa chọn nhà thầu bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Đáp án sẽ phải hiệu chỉnh theo Luật đấu thầu 2023. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, mỗi đáp án đều được tham chiếu theo các quy định pháp luật cụ thể, chính xác, thể hiện tính chuyên nghiệp cao. Hãy tham gia vào Group của chúng tôi để cùng thảo luận nhé. Ngoài ra, nếu cần, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xin hướng dẫn bằng Văn bản của Cục Quản lý Đấu thầu trong thời gian ngắn nhất;

  1. Group Zalo: Nhấn vào đây!
  2. Group Facebook: Nhấn vào đây!
  3. Group Youtube: Nhấn vào đây!