Xem xét ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc y tế

Một trung tâm y tế ở Hà nội đang tổ chức đấu thầu thuốc có tình huống như sau:

Để xác định ưu đãi đối với mặt hàng thuốc dự thầu có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên, trong Hồ sơ mời thầu, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp Bảng kê khai chi phí sản xuất trong nước đối với thuốc được hưởng ưu đãi (Mẫu 14a) và Bảng thuyết minh chi phí sản xuất trong nước kết cấu
trong cơ cấu giá (Mẫu 14b) (gửi kèm mẫu 14a, 14b). Tuy nhiên, có trường hợp cùng một mặt hàng thuốc (cùng hoạt chất, hàm lượng, số đăng ký, nhà sản xuất, nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật dự thầu,…) được nhiều nhà thầu dự thầu, đều kê khai Mẫu số 14a nhưng có nhà thầu không cung cấp Mẫu số 14b.

Việc đánh giá ưu đãi đối với thuốc sản xuất trong nước căn cứ theo mặt hàng dự thầu, nên đối với cùng một mặt hàng thuốc có cùng nhà sản xuất thì chi phí sản xuất trong nước kết cấu trong cơ cấu giá (Mẫu số 14b) là như nhau. Do vậy, xin hỏi chuyên gia có ý kiến về việc bên mời thầu sử dụng chung Mẫu số 14b được một nhà thầu cung cấp để đánh giá ưu đãi đối với cùng một mặt hàng thuốc dự thầu trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu còn lại không? Trường hợp làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu do áp dụng cách đánh giá nêu trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không?

Đối với trường hợp, nhà thầu xin rút, không tham gia đấu thầu một số mặt hàng thuốc trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong thời gian Bên mời thầu đang đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính thì việc xử lý vi phạm được thực hiện như thế nào?

Description

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Luật đấu thầu (Điều 14 khoản 1) quy định nhà thầu được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước hoặc đấu thầu quốc tể để cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiêm tỷ lệ từ 25% trở lên.

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 5 khoản 1) quy định hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa.

Đối với trường hợp này, khi tham dự thầu, trường hợp thuốc mà nhà thầu đề xuất thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì nhà thầu phải kê khai theo Mẫu số 14a, 14b Phụ lục 4 Mẫu hồ sơ mời thầu mua thuốc ban hành kèm theo Thông tư số 11/2016/TT-BYT. Trường hợp nhà thầu chỉ kê khai theo Mẫu 14a mà không kê khai Mẫu 14b thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ- CP.

Trường hợp gói thầu mua thuốc được đấu thầu theo từng phần (lô), trong quá trình đánh giá HSDT, nhà thầu có văn bản xin rút không tham gia đấu thầu một số mặt hàng thuốc thì nhà thầu sẽ bị tịch thu bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 11 Luật đấu thầu tương ứng với phần xin rút. Trong trường hợp này, bên mời thầu sẽ không tiến hành đánh giá đối với phần, lô thuốc mà nhà thầu xin rút.

Trên đây là câu trả lời theo quy định của pháp luật về đấu thầu năm 2013, chúng tôi sẽ hiệu chỉnh theo quy định theo pháp luật về đấu thầu năm 2023. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, mỗi đáp án đều được tham chiếu theo các quy định pháp luật cụ thể, chính xác, thể hiện tính chuyên nghiệp cao của chúng tôi. Xin mời bạn theo dõi Chuyên mục Tình huống Đấu thầu để có nhiều thông tin bổ ích!

Ps: Tình huống của bạn là gì? Hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. Nếu bạn cần tính pháp lý của câu trả lời, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xin hướng dẫn bằng Văn bản của Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn nhất!

Mọi thông tin xin liên hệ:

Hân hạnh chào đón Bạn tham gia Cộng đồng Đấu thầu dưới đây để chúng ta cùng thảo luận mọi vấn đề xảy ra trong hoạt động đấu thầu.

Xin trân trọng cảm ơn!