Sau khi xem xét, chuyên gia của chúng tôi xin trả lời như sau:
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 (Điều 96 khoản 1) quy định các gói thầu lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt và phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục tổ chức lựa chọn danh sách ngắn, lựa chọn nhà thầu, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Theo đó, gói thầu mua sắm hàng hóa được tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì việc ký kết, quản lý hợp đồng phải tuân thủ quy định của Luật này và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 89 khoản 1) quy định hợp đồng được ký kết giữa các bên là hợp đồng dân sự; được thỏa thuận bằng văn bản để xác lập trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện toàn bộ phạm vi công việc thuộc hợp đồng. Hợp đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực và phù hợp với quy định của pháp luật là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Theo nội dung trong văn bản hỏi, trong quá trình thực hiện hợp đồng nhà thầu đề xuất thay đổi xuất xứ hàng hóa đã chào trong hồ sơ dự thầu (thay thế bằng hàng hóa cùng tên, ký mã hiệu của cùng hãng sản xuất nhưng khác xuất xứ) và hàng chính sách do giải thích việc thay đổi xuất xứ hàng hóa là do Hãng sản xuất thay đổi chính sách do nguồn cung cấp và bảo đảm chất lượng toàn cầu.
Trong trường hợp này, đây được coi là tình huống phát sinh trong đấu thầu theo quy định tại khoản 15 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết tình huống trong đấu thầu trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế theo quy định tại Điều 86 Luật Đấu thầu năm 2023. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác minh sự việc có đúng như giải trình của nhà thầu hay không; việc hãng sản xuất dừng sản xuất loại hàng hóa có xuất xứ quy định trong hợp đồng xảy ra trước hay sau thời điểm đóng thầu.
- Trường hợp hãng sản xuất dừng sản xuất loại hàng hóa có xuất xứ nhà thầu chào trong hồ sơ dự thầu vào trước thời điểm đóng thầu hoặc hiện tại vẫn có loại hàng hóa có xuất xứ này thì việc nhà thầu đề nghị thay đổi xuất xứ hàng hóa là không phù hợp. Trong trường hợp này, nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định trong hợp đồng đã ký kết.
- Trường hợp Hãng sản xuất đã dừng sản xuất loại hàng hóa có xuất xứ mà nhà thầu chào trong hồ sơ dự thầu vào sau thời điểm đóng thầu, là lý do khách quan, bât khả kháng dẫn đến nhà thầu không thể cung cấp được hàng hóa có xuất xứ này thì chủ đầu tư có thể tiến hành xem xét chất lượng, tính năng công nghệ, thông số kỹ thuật, tính tương thích… của hàng hóa nhà thầu đề xuất thay thế (cùng loại hàng hóa nhưng khác nhau về xuất xứ) có đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, có tương đương hoặc tốt hơn và có ảnh hưởng đến kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt trước đó hay không để làm cơ sở điều chỉnh hợp đồng; bảo đảm không làm thất thoát, lãng phí ngân sách của Nhà nước.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho tình huống nêu trên. Xin mời bạn theo dõi Chuyên mục Tình huống Đấu thầu để có thêm những thông tin hữu ích khác!
Tình huống của bạn là gì? Hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn. Ngoài ra, nếu bạn muốn câu trả lời có tính pháp lý, chúng tôi có thể hỗ trợ bạn xin ý kiến hướng dẫn bằng văn bản của Cục Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn nhất!
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
- Hotline: 098.52.54.118 (zalo, viber, telegram, whatsApp);
- Email: [email protected];
Ps: Vui mừng chào đón bạn tham gia cộng đồng của chúng tôi dưới đây để chúng ta cùng thảo luận mọi vấn đề của đấu thầu. Xin trân trọng cảm ơn!
-
- Group Zalo: Nhấn vào đây!
- Group Facebook: Nhấn vào đây!