Bên mời thầu có thể tự liên hệ với các đơn vị liên quan trong tài liệu mà nhà thầu cung cấp để xác minh, làm rõ.

Công ty chúng tôi đang tổ chức đấu thầu qua mạng một gói thầu mua sắm hàng hóa qua mạng. Kết quả đánh giá có 3/3 nhà thầu tham dự đáp ứng các yêu của HSMT, sau khi xếp hạng nhà thầu, chúng tôi đã mời nhà thầu có giá chào thấp nhất vào thương thảo đàm phán hợp đồng, đồng thời bên mời thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp bản gốc đế đối chiếu với các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật với thông tin nhà thầu kê khai trong E- HSDT, kết quả kiếm tra đảm bảo sự khớp đúng giữa bản gốc và bản kê khai (và các tài liệu được đối chiếu nêu trên được bên mời thầu lưu giữ 01 bản sao chứng thực của văn phòng công chứng). Trong đó bao gồm:

– Bản gốc xác nhận của người sử dụng cuối cùng về hàng hóa chào thầu theo yêu cầu HSMT.

– Bản gốc Hợp đồng tương tự, kèm theo hóa đơn bán hàng và biên bản giao nhận hàng.

Theo quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu, chúng tôi đã đăng tải lên mạng đấu thầu và thông báo đến tất cả nhà thầu tham dự kết quả lựa chọn nhà thầu. Sau đó, chúng tôi đã nhận được đề nghị của 1 trong 2 nhà thầu bị loại về việc đề nghị làm rõ tính trung thực của Bản gốc xác nhận và bản gốc hợp đồng tương tự nêu trên như các sản phẩm được lắp đặt ở đâu, đã thanh quyết toán chưa, chủ đầu tư là ai…?

Hỏi: Chúng tôi xin hỏi, chúng tôi phải xử lý tình huống này thế nào?

Mô tả

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 15 khoản 1) quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong HSMT, căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT (Điều 15 khoản 5) quy định đối với các nội dung về năng lực và kinh nghiệm, việc đánh giá E-HSDT được thực hiện trên cơ sở các thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT mà không yêu cầu nhà thầu phải đính kèm fìle tài liệu chứng minh. Trường hợp phát hiện nhà thầu kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị coi là có hành vi gian lận quy định tại khoản 4 Điều 89 Luật đấu thầu và sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ- CP. Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải nộp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật cho bên mời thầu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT.

Đối với tình huống này, việc đánh giá E-HSDT phải tuân thủ theo quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia, bên mời thầu. Trường hợp nhà thầu xếp thứ nhất được mời vào thương thảo hợp đồng thì nhà thầu phải nộp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật cho bên mời thầu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT. Nhà thầu chịu trách nhiệm về tính xác thực của các tài liệu mà nhà thầu cung cấp, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể tự liên hệ với các đơn vị liên quan trong tài liệu mà nhà thầu cung cấp để xác minh, làm rõ, trường hợp nhà thầu giả mạo tài liệu thì nhà thầu có hành vi gian lận quy định tại khoản 4 Điều 89 Luật đấu thầu và sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Đáp án trên có thể không còn chính xác do Luật đấu thầu 2023 đã có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, đáp án của mỗi tình huống đều rất rõ ràng, chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý. Hãy tham gia vào Group của chúng tôi để cùng thảo luận nhé. Ngoài ra, nếu bạn cần, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xin hướng dẫn của Cục Quản lý Đấu thầu trong thời gian ngắn nhất;

  1. Group Zalo: Nhấn vào đây!
  2. Group Facebook: Nhấn vào đây!
  3. Group Youtube: Nhấn vào đây!