Doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa (tỷ lệ cổ phần hóa chỉ đạt 45%) trong đó UBND cấp tỉnh là cơ quan đại diện phần vốn nhà nước, muốn tham gia đấu thầu dự án có sử dụng đất, dự án PPP do UBND tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hợp lệ?

Tình huống: Công ty Cổ phần A là doanh nghiệp cổ phần hoá từ Doanh nghiệp nhà nước. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước là UBND tỉnh. UBND tỉnh có Quyết định cử người làm đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Công ty A chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty A.

Vậy xin hỏi: Công ty A tham gia đấu thầu các dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất do người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Chủ tịch UBND tỉnh) không là cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (Tổng Giám đốc công ty A) là phù hợp với các quy định đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu và không thuộc hành vi bị cấm trong đấu thầu trên hay không?

Mô tả

Về nội dung này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Điểm c Khoản 4 Điều 6 Luật đấu thầu quy định nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 20/4/2020), một trong các nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không có tỷ lệ sở hữu vốn trên 49% cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư.

Theo đó, trường hợp công ty A có cổ phần hoặc vốn góp trên 49% của UBND tỉnh X thì việc công ty A tham gia đấu thầu các dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng dất do UBND tỉnh X làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền là không đáp ứng quy định về bảo đảm cạnh tranh như nêu trên./.

Hiện nay, Luật đấu thầu 2023 đã có hiệu lực thi hành. Rất vui mừng chào đón bạn tham gia vào Group của chúng tôi để cùng thảo luận. Xin trân trọng cảm ơn!

  1. Group Zalo: Nhấn vào đây!
  2. Group Facebook: Nhấn vào đây!
  3. Group Youtube: Nhấn vào đây!