Không xét bảo đảm cạnh tranh giữa các nhà thầu trong đấu thầu rộng rãi.

Tình huống: Đơn vị của bà Nguyễn Thanh Bình (ở Hà Tĩnh) đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công xây dựng công trình theo hình thức đấu thầu qua mạng. Tại thời điểm đóng thầu có 2 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm nhà thầu A và B.

Nhà thầu A tham gia với tư cách là liên danh, trong đó thành viên thứ nhất thực hiện 60% giá trị, thành viên thứ hai thực hiện 40% giá trị.

Nhà thầu B và thành viên liên danh thứ hai của nhà thầu A có ông Nguyễn Văn C cùng làm chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm tổng giám đốc của 2 công ty, khi tham dự thầu ông C ủy quyền cho 2 phó tổng giám đốc của 2 công ty ký hồ sơ dự thầu.

Hỏi: Với tình huống này 2 công ty trên có vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu không? Cách xử lý tình huống nêu trên như thế nào?

Mô tả

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Khoản 2, Điều 6 Luật Đấu thầu quy định nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

– Chủ đầu tư, bên mời thầu;

– Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;

– Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3, Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;

– Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau;

– Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;

– Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.

Đối với vấn đề của bà Bình, nếu nhà thầu tham dự đấu thầu rộng rãi thì không xét bảo đảm cạnh tranh giữa các nhà thầu, nhà thầu phải đáp ứng các quy định về bảo đảm cạnh tranh khác theo quy định nêu trên.

Trên đây là câu trả lời theo quy định của pháp luật về đấu thầu năm 2013, chúng tôi sẽ hiệu chỉnh theo quy định theo pháp luật về đấu thầu năm 2023. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, mỗi đáp án đều được tham chiếu theo các quy định pháp luật cụ thể, chính xác, thể hiện tính chuyên nghiệp cao của chúng tôi. Xin mời bạn theo dõi Chuyên mục Tình huống Đấu thầu để có nhiều thông tin bổ ích!

Ps: Tình huống của bạn là gì? Hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. Nếu bạn cần tính pháp lý của câu trả lời, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xin hướng dẫn bằng Văn bản của Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn nhất!

Mọi thông tin xin liên hệ:

Hân hạnh chào đón Bạn tham gia Cộng đồng Đấu thầu dưới đây để chúng ta cùng thảo luận mọi vấn đề xảy ra trong hoạt động đấu thầu.

Xin trân trọng cảm ơn!