Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:
– Thứ nhất: Căn cứ Điều 564 Luật Dân sự số 91/2015/QH13 thì một trong những điều kiện được uỷ quyền lại là được sự đồng ý của bên ủy quyền đầu tiên (tức anh X), tuy nhiên nội dung anh X ủy quyền cho anh Y không bao gồm việc anh Y được phép ủy quyền lại cho bên thứ 3, vì vậy, việc ủy quyền như tình huống trên là không hợp lệ.
– Thứ hai: Bên mời thầu cũng cần xem xét lại, thời gian mời nhà thầu đến thương thảo là quá gấp rút (01 ngày), trong khi nhà thầu ở Miền Nam.
– Thứ ba: Nếu xét về quyền lợi của chủ đầu tư: thời hạn yêu cầu nhà thầu thương thảo nhưng nhà thầu không đến và Chủ đầu tư có quyền tịch thu bảo lãnh dự thầu là 05 ngày làm việc (theo quy định tại Mục 3 Mẫu bảo lãnh dự thầu trong các mẫu HSMT).
Vì vậy tình huống trên cần được xử lý như sau: Bên mời thầu cần tiếp tục mời nhà thầu đến thương thảo (coi việc thương thảo về thành phần tham gia ở tình huống trên là chưa thương thảo xong), nội dung thư mời thương thảo cần nêu rõ:
– Thời gian đến thương thảo: Pháp luật không quy định nhưng bên mời thầu cần yêu cầu thời gian phù hợp để nhà thầu có thời gian chuẩn bị (và tối thiểu 05 ngày làm việc nếu bên mời thầu tính đến yếu tố ràng buộc của bảo lãnh dự thầu, trường hợp thời gian đến thương thảo ít hơn 05 ngày làm việc theo quy định tại Mẫu thư bảo lãnh thì bên mời thầu không đủ căn cứ để tịch thu bảo lãnh dự thầu của nhà thầu).
– Thành phần tham dự: Yêu cầu đại diện hợp pháp của nhà thầu đến tham dự thương thảo, trường hợp có ủy quyền lại cho bên thứ 3 thì phải tuân thủ quy định về việc Ủy quyền lại tại Điều 564 Luật Dân sự số 91/2015/QH13 (phải được anh X đồng ý bằng văn bản).