Không tịch thu bảo lãnh nếu không cung cấp được giấp phép bán hàng của nhà sản xuất tại bước thương thảo hợp đồng

Một bên mời thầu đã phát hành HSMT cho gói thầu mua sắm hàng hóa đấu thầu rộng rãi theo phương thức 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ. Trong HSMT có yêu cầu nhà thầu cung cấp giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương.

Nhà thầu A và nhà thầu B đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật. Sau khi mở và đánh giá HSĐXTC, Nhà thầu A được xếp thứ nhất, Nhà thầu B được xếp thứ 2. Bên mời thầu đã mời Nhà thầu A vào thương thảo hợp đồng và xác định Nhà thầu A trúng thầu với điều kiện “chỉ trao hợp đồng khi cung cấp được giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương”.

Tuy nhiên, đến ngày ký kết để trao hợp đồng, Nhà thầu A xác nhận không nhận được “giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương” từ nhà sản xuất. Bên mời thầu muốn hỏi:

Bên mời thầu có thể gọi nhà thầu B vào thương thào hợp đồng hay không và nếu được thì các trình tự thủ tục để gọi nhà thầu B vào thương thảo là như thế nào? Có được thương thảo yêu cầu nhà thầu B giảm giá hay không?

Trong trường hợp trên, Nhà thầu A có bị tịch thu bảo lãnh dự thầu hay không?

Description

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Theo hướng dẫn tại Mục 17.2 Chương II Mẫu hồ sơ mời thầu hàng hóa một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế.trong hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu tham dự thầu phải cung cấp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương. Trường họp trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu không đóng kèm giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm làm rõ, bổ sung trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu. Nhà thầu chỉ được trao hợp đồng sau khi đã đệ trình cho chủ đầu tư giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương.

Theo đó, đối với hàng hóa đặc thù, phức tạp, việc đưa ra yêu cầu về giấy phép bán hàng thực hiện theo hướng dẫn nêu trên. Trường hợp nhà thầu A đã được xếp thứ nhất nhưng không có giấy phép bán hàng của nhà sản xuất, giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương thì không được trao hợp đồng theo quy định nêu trên. Trong trường hợp này, bên mời thầu mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo họp đồng, đồng thời không tịch thu bảo lãnh dự thầu của nhà thầu A vì lý do không có giấy phép bán hàng.

Liên quan đến thương thảo hợp đồng, việc thương thảo phải tuân thủ khoản 2, khoản 3 Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP

Trên đây là câu trả lời theo quy định của pháp luật về đấu thầu năm 2013, chúng tôi sẽ hiệu chỉnh theo quy định theo pháp luật về đấu thầu 2023. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, mỗi đáp án đều được tham chiếu theo các quy định pháp luật cụ thể, chính xác, thể hiện tính chuyên nghiệp cao của chúng tôi. Để có thêm thông tin hữu ích, xin mời bạn theo dõi Chuyên mục Tình huống Đấu thầu của chúng tôi!

Tình huống của bạn là gì? Hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. Ngoài ra, nếu bạn cần tính pháp lý, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn xin hướng dẫn bằng Văn bản của Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn nhất!

Mọi thông tin xin liên hệ:

Ps: Tham gia Cộng đồng Đấu thầu Việt Nam dưới đây để chúng ta cùng thảo luận mọi vấn đề trong hoạt động đấu thầu, rất hân hạnh chào đón Bạn tham gia cùng chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn!