Bảo lãnh dự thầu theo mẫu của Ngân hàng Nhà nước hay Bộ KH&ĐT?

Công ty A gặp vướng mắc về mẫu thư bảo lãnh dự thầu do sự không thống nhất giữa quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT). Công ty đề nghị cơ quan chức năng tháo gỡ.

Mô tả

Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, bảo lãnh là một hình thức cấp tín dụng, vì vậy phải được kiểm soát chặt chẽ.

Khoản 1, Điều 15 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN quy định các nội dung cần thiết (phải có) của cam kết bảo lãnh. Khoản 4, Điều 15 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng phải áp dụng thống nhất mẫu cam kết bảo lãnh do tổ chức tín dụng thiết kế, in ấn trong toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

Bảo lãnh dự thầu là một loại hình bảo lãnh thông dụng hiện nay được các tổ chức tín dụng thực hiện. Mục 19 Chương I về chỉ dẫn nhà thầu tại mẫu hồ sơ mời thầu số 01 và mục 18 Chương I về chỉ dẫn nhà thầu tại mẫu hồ sơ mời thầu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT quy định: Trường hợp sử dụng thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh đó phải theo Mẫu số 04 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu hoặc theo một hình thức khác tương tự nhưng phải bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu.

Với các quy định trên thì bên mời thầu và nhà thầu hoàn toàn có thể thỏa thuận một thư bảo lãnh dự thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu và quy định tại Thông tư số 07/2015/TT-NHNN.

Việc các cơ quan mời thầu bắt buộc thư bảo lãnh dự thầu phải phát hành theo mẫu quy định tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT mà không cho phép bổ sung các nội dung theo mẫu cam kết bảo lãnh ngân hàng là chưa tạo điều kiện cho các nhà thầu và ngân hàng bảo lãnh tuân thủ quy định của pháp luật.

Mặt khác, Khoản 2, Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luật khác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng thì áp dụng theo quy định của Luật này”.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công ty A đàm phán lại với cơ quan mời thầu để thống nhất nội dung và hình thức của thư bảo lãnh, bảo đảm tuân thủ pháp luật.

Trên đây là câu trả lời theo quy định của pháp luật về đấu thầu năm 2013, chúng tôi sẽ hiệu chỉnh theo quy định theo pháp luật về đấu thầu 2023. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, mỗi đáp án đều được tham chiếu theo các quy định pháp luật cụ thể, chính xác, chuyên nghiệp. Để có thêm thông tin hữu ích, xin mời bạn theo dõi Chuyên mục Tình huống Đấu thầu của chúng tôi!

Tình huống của bạn là gì? Hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. Ngoài ra, nếu bạn cần tính pháp lý, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn xin hướng dẫn bằng Văn bản của Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn nhất!

Mọi thông tin xin liên hệ:

Ps: Tham gia Cộng đồng Đấu thầu Việt Nam dưới đây để chúng ta cùng thảo luận mọi vấn đề trong hoạt động đấu thầu, rất hân hạnh chào đón Bạn tham gia cùng chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn!

Nguồn: Internet