Showing all 4 results

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn xử lý tình huống sau:

Năm 2018, nhà thầu X trúng gói thầu cung cấp hàng hóa, gồm các hàng hóa A, B, C. Nhà thầu X ký hợp đồng với chủ đầu tư Y về việc cung cấp hàng hóa A, B, C nêu trên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà thầu X chỉ cung cấp được hàng hóa A và B theo hợp đồng với chủ đầu tư, còn hàng hóa C nhà thầu X không cung cấp được nên đã có văn bản gửi chủ đầu tư Y xin không cấp hàng hóa C và chấp nhận chịu phạt vi phạm hợp đồng.

Chủ đầu tư Y đã đồng ý cho nhà thầu X không cấp hàng hóa C và nhà thầu X bị xử phạt vi phạm hợp đồng. Sau đó hai bên ký quyết toán hợp đồng nêu trên và thanh lý hợp đồng (chủ đầu tư Y không có văn bản thông báo với nhà thầu X và gửi Cục Quản lý đấu thầu về việc nhà thầu X vi phạm hợp đồng nêu trên).

Năm 2019, nhà thầu X lại nộp hồ sơ tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa của chủ đầu tư Y và cam kết trong 5 năm gần nhất không có hợp đồng nào không hoàn thành.

Hỏi: Chủ đầu tư Y có được đánh giá nhà thầu X có lịch sử không hoàn thành hợp đồng hay không? Có quy định nào bắt buộc chủ đầu tư phải gửi văn bản thông báo tới nhà thầu và gửi Cục Quản lý đấu thầu về việc nhà thầu vi phạm hợp đồng hay không?

Một chủ đầu tư X có câu hỏi như sau: Công ty Y là một trong các nhà thầu đã mua Hồ sơ mời thầu và nộp Hồ sơ tham gia đấu thầu các gói thầu do doanh nghiệp X làm chủ đầu tư. Trong quá trình tham gia đấu thầu các gói thầu chủ đầu tư X, Công ty Y đã nhiều lần cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu, vi phạm khoản 4 Điều 89 Luật đấu thầu 2013 có hệ thống như: cung cấp bằng giả nhân sự, hợp đồng tương tự được chỉnh sửa giá trị hợp đồng và các thông tin khác... Căn cứ Điều 89, Điều 90 Luật đấu thầu 2013, Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Chủ đầu tư X dự kiến cấm Công ty Y tham gia hoạt động đấu thầu 05 năm đối với các dự án, dự toán mua sắm của Chủ đầu tư X. Vì đây là công việc mới lần đầu phát sinh trong quá trình hoạt động của chủ đầu tư X, đồng thời khi Quyết định được ban hành sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Y. Do đó, chủ đầu tư X muốn chuyên gia hướng dẫn thủ tục pháp lý của việc ban hành quyết định trong trường hợp cụ thể này.

Trong quá trình xét thầu, tổ chuyên gia đã phát hiện 03 nhà thầu có rất nhiều bằng chứng chứng mình 03 nhà thầu thông thầu với nhau. Ví dụ như: 03 bộ hồ sơ có format gần giống nhau, đặc biệt là 02 nhà phụ gần như là giống nhau, chỉ khác nhau về giá dự thầu. 02 cán bộ của 02 công ty (tạm thời xác định là phụ) không biết gì về công ty mà mình đang đi đấu thầu (trong hồ sơ yêu cầu có đề nghị đại diện hợp pháp của nhà thầu đến nộp hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp). Tổ chuyên gia có thực hiện gọi điện trực tiếp cho 01 giám đốc (bật loa ngoài) thì ông này nói có cử anh A đi tham gia, nhưng thực tế anh A lại đang đi đấu thầu cho công ty B. Vậy trường hợp này nên xử lý như thế nào? Ví dụ: có được phạt kinh phí bảo lãnh dự thầu mà 03 nhà thầu đã nộp không?

Trong quá trình đánh giá HSDT, ông Minh có tình huống như sau: Khi tham dự một gói thầu X, các thành viên liên danh của một nhà thầu liên danh A - B đều tham gia lập hồ sơ dự thầu và mỗi thành viên ký vào phần kê khai năng lực, kinh nghiệm của mình. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia đấu thầu phát hiện thành viên liên danh B thuộc nhà thầu liên danh A - B đã kê khai không trung thực nhiều thông tin, làm giả hồ sơ liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của mình khi tham dự thầu nên đã báo cáo bên mời thầu. Trong trường hợp này, bên mời thầu X cần xử lý vi phạm đối với thành viên liên danh B hay với nhà thầu liên danh A - B?