Hiển thị kết quả duy nhất

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Một bên mời thầu đang đánh giá HSDT cho gói thầu tư vấn đấu thầu rộng rãi trong nước gặp tình huống như sau: Khi tiến hành mở thầu đối với hồ sơ đề xuất kỹ thuật, có 01 nhà thầu tham dự có đề xuất đến 02 thư giảm giá gồm: 01 thư kèm theo hồ sơ đề xuất tài chính và 01 thư nộp riêng kèm theo HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu; Sau lễ mở thầu đối với hồ sơ đề xuất kỹ thuật; Các hồ sơ đề xuất tài chính và các thư giảm giá của các nhà thầu được bên mời thầu tổ chức niêm phong kín vào 01 thùng hồ sơ. Vậy HSDT của Nhà thầu tham dự trường hợp có đề xuất đến 02 thư giảm giá nêu trên có được xem là hợp lệ hay không? Trường hợp HSDT được xem là hợp lệ thì khi nhà thầu đạt bước đánh giá về kỹ thuật và đến thời điểm chủ đầu tư tổ chức mở và đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính thì việc xử lý đối với 02 thư giảm giá của nhà thầu trên được quy định như thế nào? Nhà thầu có quyền được chọn một trong hai thư giảm giá trước khi tiến hành mở hồ sơ đề xuất tài chính hay không?

Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn xử lý tình huống như sau:

Bên mời thầu tổ chức mời thầu gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ, hợp đồng theo hình thức đơn giá cố định. Hồ sơ mời thầu yêu cầu các nhà thầu chào giá dự thầu thành 2 phần: Phần chào giá theo khối lượng công việc hạng mục mời thầu và phần dự phòng phí.

Nhà thầu A chào giá dự thầu 55 tỷ đồng, trong đó 53 tỷ đồng là giá chào cho các khối lượng công việc hạng mục mời thầu theo hồ sơ mời thầu và 2 tỷ đồng cho dự phòng phí. Nhà thầu có thư giảm giá 4 tỷ đồng trên giá dự thầu (không ghi giảm cụ thể cho hạng mục nào dự thầu).

Tổ chấm thầu khi xác định đơn giá dự thầu sau giảm giá của nhà thầu A thì có 2 quan điểm:

- Quan điểm thứ 1: Phần giảm giá 4 tỷ đồng của nhà thầu được tính giảm đều trên giá dự thầu, vì vậy phần dự phòng phí cũng giảm theo.

- Quan điểm thứ 2: Phần giảm giá 4 tỷ đồng của nhà thầu được tính giảm đều trên hạng mục dự thầu mà nhà thầu liệt kê tham gia, không tính giảm cho dự phòng phí do dự phòng phí không phải là hạng mục dự thầu. Vì vậy phần dự phòng phí là cố định, không điều chỉnh giảm giá.

Cả hai quan điểm đều dẫn đến tổng giá dự thầu sau giảm giá của nhà thầu A là bằng nhau. Tuy nhiên, đơn giá cố định cho từng công việc, sau khi điều chỉnh giảm giá là khác nhau theo hai quan điểm trên.

Điều này dẫn đến việc thanh toán cho nhà thầu sau này (nếu trúng thầu) là khác nhau.

Hỏi: Quan điểm nào chuẩn xác trong trường hợp này?

Tình huống: Có hai (02) nhà thầu sau đây được gọi là (nhà thầu A và nhà thầu B) được mở hồ sơ đề xuất về tài chính (HSĐXTC). Trong đó, giá dự thầu theo hồ sơ đề xuất tài chính của nhà thầu A là : 1.205.148.000 đồng. Trong đơn dự thầu nhà thầu A, nhà thầu tự nguyện giảm giá số tiền được ghi cụ thể là: 214.029.600 đồng (giảm 20%). Tuy nhiên, thực tế, nếu giảm 20% giá dự thầu phải là: 241.029.600 đồng (không phải là 214.029.600 đồng). Sử dụng giá trị giảm giá theo hai con số khác nhau nêu trên thì thứ tự xếp hạng của nhà thầu A và B sẽ thay đổi. Hỏi: Chúng tôi phải xử lý tình huống này như thế nào?

Một nhà thầu đang tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa thực hiện theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ có câu hỏi như sau: Trong quá trình mở thầu, Bên mời thầu chỉ kiểm tra tình trạng niêm phong và đọc các thông tin cơ bản về tên nhà thầu, số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ mà không đọc rõ các thông tin của từng HSDT của nhà thầu gồm: Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu, giá trị giảm giá (thư giảm giá), hiệu lực bảo đảm dự thầu. Như vậy nếu trong quá trình chấm thầu, một trong số những HSDT có thư giảm giá (hoặc có hơn 01 thư giảm giá) trong hồ sơ, thì các thư giảm giá đó có giá trị hay không và bên mời thầu chấp nhận thư giảm giá đó là đúng hay sai.

Tình huống: Cơ quan ông Mai Văn Cường (Kiên Giang) thực hiện lựa chọn nhà thầu, trong quá trình mở thầu cả hai nhà thầu A và B đều có thư giảm giá và nhà thầu A có giá dự thầu sau giảm giá thấp hơn nhà thầu B. Tuy nhiên trong thư giảm giá của nhà thầu A có sai sót về ghi ngày phát hành. Hỏi: Ông Cường hỏi, với trường hợp thư giảm giá ghi thời gian nêu trên có đáp ứng tính hợp lệ của thư giảm giá hay không? Hay được xem là sai sót không nghiêm trọng theo "Mục 30. Sai sót không nghiêm trọng, Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu" và được Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ để khắc phục sai sót (Cả hai nhà thầu đều được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nếu chấp thuận thư giảm giá sẽ làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu)?

Một cán bộ chấm thầu đã có câu hỏi gửi chuyên gia như sau: Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính của một gói thầu, tổ chuyên gia đấu thầu gặp tình huống cụ thể như sau: Nhà thầu có giá trong đơn dự thầu đề xuất tài chính là: 1.452.137.000 đồng; (Bằng chữ: Một tỷ, bốn trăm năm mươi hai triệu, một trăm ba mươi bảy nghìn đồng); Trong thư giảm giá của nhà thầu đề nghị giảm giá: 552.137.000 đồng; (Bằng chữ: Năm trăm năm mươi hai triệu, một trăm ba mươi bảy nghìn đồng chẵn); Tổng giá trị đề xuất cuối cùng của nhà thầu sau giảm giá là: 900.000.000 đồng. Tuy nhiên phần bằng chữ lại viết thành: (Bằng chữ: Năm trăm năm mươi hai triệu, một trăm ba mươi bảy nghìn đồng chẵn); Trường hợp này thì giá trong thư giảm giá của nhà thầu có khác biệt giữa con số và chữ viết thì xử lý như thế nào cho phù hợp để đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Một Công ty tư vấn đấu thầu trong quá trình đánh giá HSDT có tình huống như sau: Nhà thầu A có đệ trình thư giảm giá với thông tin trong thư giảm giá như sau: Giá dự thầu đã ghi trong đơn dự thầu là: 7.933 triệu đồng. Giảm giá so với giá dự thầu là: 85% x 7.933 triệu đồng = 6.743 triệu đồng. Giá dự thầu xin điều chỉnh là: 6.743 triệu đồng. Trong trường hợp này, giá trị giảm giá dự thầu được xác định là 6.743 triệu đồng hay 1.190 triệu đồng (7.933 triệu đồng - 6.743 triệu đồng = 1.190 triệu đồng) hoặc có cách xử lý khác. Công ty muốn xin tư vấn của chuyên gia để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.  

Công ty tư vấn X có câu hỏi như sau: Công ty đã đệ trình HSDT qua mạng cho gói thầu xây dựng trường học. Công ty đã gặp khó khăn trong việc giảm giá thầu trực tiếp trong tổng giá trị dự thầu. Công ty muốn giảm thầu thì phải thực hiện thủ tục như thế nào? Do gói thầu xây lắp không thể giảm giá trực tiếp qua từng đơn giá đề xuất của từng định mức khối lượng mời thầu vì mỗi một định mức đều được chạy dự toán qua phần mềm, Hệ thống mạng đấu thầu không ghi nhận được giá giảm trực tiếp cũng như không thể giảm giá cho đơn giá đề xuất từng định mức nên đơn vị chúng tôi đã nộp đính kèm File Đơn giảm giá thầu cho gói thầu nói trên. Như vậy, File đơn giảm giá của chúng tôi có hợp lệ và được chấp nhận. Trong trường hợp không được chấp nhận thì phải khắc phục và giải quyết thế nào?