Hiển thị kết quả duy nhất

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn tình huống như sau:

Nhà thầu A trước khi nộp hồ sơ dự thầu đã có văn bản đề nghị chủ đầu tư và bên mời thầu hủy bỏ kết quả đấu thầu. Nhưng chủ đầu tư và bên mời thầu xét thấy đã thực hiện đúng quy định luật pháp về đấu thầu nên vẫn tiến hành hội nghị mở thầu.

Hỏi: Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có văn bản đề nghị hủy kết quả đấu thầu có được mở không?

Cơ quan A được giao làm chủ đầu tư 1 công trình với tổng mức đầu tư 9 tỷ đồng, trong đó có 1 gói thầu xây lắp với giá dự toán 7 tỷ đồng.

Hỏi: Cơ quan A tự lập hồ sơ mời thầu và đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu nêu trên được không?

Một chủ đầu tư của dự án đầu tư, đã nhận được Đơn kiến nghị của nhà thầu. Để xử lý kiến nghị của nhà thầu, đơn vị đã hỏi chuyên gia như sau: Theo quy định tại Điều 119 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, đơn vị đã ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị và có báo cáo kết quả làm việc trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Tuy nhiên, việc thực hiện theo quy trình trên gặp nhiều khó khăn do không có biểu mẫu áp dụng (như: Mẫu Qụyết định thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, Báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng, Quyết định giải quyết kiến nghị của người có thầm quyền,...).

Một đơn vị tư vấn đấu thầu đang đánh giá HSDT có tình huống như sau: Hồ sơ mời thầu được chủ đầu tư phê duyệt tiêu chí đánh giá kỹ thuật theo phương thức chấm điểm. Trong quá trình đánh giá HSDT tổ chuyên gia phát hiện tại mục điểm chi tiết sai lệch so với điểm tối đa cụ thể như sau: Điểm tối đa của mục yêu cầu vật liệu là 2 điểm đồng thời đây cũng là điểm tối thiếu yêu cầu đối với hạng mục này, tại phần điểm chi tiết của hạng mục này HSMT lại nêu điểm tối đa là 1,5 như vậy có sai sót tại điểm chi tiết so với yêu cầu điểm tối đa của hạng mục này, đây là sai sót trong quá trình lập HSMT. Trong trường hợp này nên đánh giá HSDT theo điểm chi tiết hay điểm tổng hợp này như thế nào?

Một nhà thầu đang tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa thực hiện theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ có câu hỏi như sau: Trong quá trình mở thầu, Bên mời thầu chỉ kiểm tra tình trạng niêm phong và đọc các thông tin cơ bản về tên nhà thầu, số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ mà không đọc rõ các thông tin của từng HSDT của nhà thầu gồm: Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu, giá trị giảm giá (thư giảm giá), hiệu lực bảo đảm dự thầu. Như vậy nếu trong quá trình chấm thầu, một trong số những HSDT có thư giảm giá (hoặc có hơn 01 thư giảm giá) trong hồ sơ, thì các thư giảm giá đó có giá trị hay không và bên mời thầu chấp nhận thư giảm giá đó là đúng hay sai.

Chủ đầu tư X có tình huống liên quan đến việc thành viên liên danh không ký kết hợp đồng như sau: Trong thỏa thuận liên danh A-B: Công ty A làm thành viên đứng đầu liên danh (thực hiện 95% khối lượng công việc) được ủy quyền thực hiện: Ký đơn đề xuất chỉ định thầu; Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia chỉ định thầu, kế cả văn bản đề nghị làm rõ HSYC và văn bản giải trình, làm rõ HSĐX; Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Chủ đầu tư và liên danh đã tiến hành thương thảo và hoàn thiện hợp đồng, tuy nhiên, sau đó Công ty B không chịu ký kết hợp đồng, về việc này, Chủ đầu tư đã có văn bản gửi Công ty B và đã quá hơn 20 ngày từ khi công ty B nhận được kết quả trúng chỉ định thầu, nhưng Công ty B vẫn không chịu ký hợp đồng. Công ty A có công văn gửi chủ đầu tư xin thực hiện toàn bộ gói thầu, kể cả phần công ty B đảm nhận (5% khối lượng gói thầu) theo đúng HSĐX đã nộp. Tư vấn chấm thầu đã đánh giá lại năng lực của công ty A đảm bảo đủ năng lực thực hiện toàn bộ gói thầu và đã kiến nghị giao hợp đồng cho Công ty A. Hỏi việc thực hiện như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật?

Một chủ đầu tư đang xử lý tình huống trong đấu thầu đối với trường hợp chỉ có 01 nhà thầu đáp ứng kỹ thuật và được xếp hạng thứ nhất có giá đề xuất trúng thầu vượt giá gói thầu. Tuy nhiên, nhà thầu này đang đề xuất thay đổi thay đổi nhà sản xuất so với Hồ sơ dự thầu đã đề xuất. Chủ đầu tư trên đang muốn hỏi việc đề xuất như thế có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?

Một đơn vị tư vấn đấu thầu có tình huống trong quá trình đánh giá HSDT như sau: Gói thầu đóng thầu vào ngày 19/6/2019, HSMT quy định nhà thầu phải có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực X (pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực X có quy định phải có giấy phép hoạt động), nhà thầu nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu theo đúng quy định, tuy nhiên khi đánh giá HSDT, giấy phép hoạt động của nhà thầu hết hiệu lực vào ngày 30/6/2019. Hỏi trong trường hợp này, nhà thầu có được đánh giá đáp ứng yêu cầu?

HSMT quy định nhà thầu nộp 01 bản gốc và 04 bản chụp HSDT, tại lễ mở thầu, nhà thầu chỉ nộp 01 bản gốc và 01 bản chụp HSDT. Tổ chuyên gia đánh giá nhà thầu không đạt tại bước kiểm tra tính hợp lệ của HSDT do thiếu bản chụp. Việc đánh giá như vậy đúng quy định hay chưa?

Bên mình tham gia đấu thầu gói thầu X, HSMT có tiêu chí đánh giá: Nhà thầu phải có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực X, tuy nhiên, tổ chuyên gia đánh giá không đạt vì lý do trong danh mục ở giấy ĐKKD của chúng tôi không có nội dung kinh doanh cho lĩnh vực X nên không được phép tham dự và cung cấp hàng hóa cho gói thầu này.

Một doanh nghiệp X đã mua HSMT cho gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng do Chủ đầu tư A tổ chức. Theo quy định Khoản 3 Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia đấu thầu. Tuy nhiên trong HSMT do Chủ đầu tư phát hành, không có bất kỳ nội dung nào quy định chỉ cho phép nhà thầu cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia. Doanh nghiệp X muốn hỏi, trong trường hợp này DN không phải là nhỏ và siêu nhỏ có được tham dự thầu không?

Chủ đầu tư X của một dự án đang thực hiện gói thầu về Thiết kế và Xây dựng (EC) có câu hỏi như sau: Theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Điều 12 quy định chung về dự toán gói thầu xây dựng, như vậy đối với dự toán các gói thầu theo các điều 13, 14, 15,16 phải tuân thủ các quy định chung tại Điều 12 Nghị định nêu trên. Cụ thể: Tại Khoản 1, Điều 12 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định “Dự toán gói thầu xây dựng xác định theo từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt và được thực hiện trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng”. Tại Khoản 3, Điều 12 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định: “Chủ đầu tư tổ chức xác định, cập nhật dự toán gói thầu xây dựng, thực hiện thẩm định, phê duyệt để thay thế giá gói thầu xây dựng ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt, làm cơ sở để lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu và đánh giá lựa chọn nhà thầu xây dựng”. Tuy nhiên, đối với gói thầu EC, công tác phê duyệt dự toán công trình được thực hiện sau khi lựa chọn được nhà thầu EC, do đó chưa có cơ sở để xem xét sự phù hợp của dự toán gói thầu xây dựng với dự toán công trình đã được phê duyệt và chưa có cơ sở để lập Hồ sơ mời thầu theo các quy định nêu trên. Vì vậy, Chủ đầu tư X đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung sau: Việc căn cứ vào dự án đã được phê duyệt để lập, thẩm định và phê duyệt dự toán giá gói thầu, lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án mà chưa xem xét đến sự phù họp của dự toán gói thầu với dự toán công trình có trái với các quy định hiện hành hay không? Giá hợp đồng với nhà thầu được xác định trên trên cơ sở tổng mức đầu tư đã được phê duyệt; giá hợp đồng chính thức xác định sau khi dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt ở bước tiếp theo có phù hợp với các quy định hiện hành?

Chủ đầu tư X có tình huống về bảo lãnh thực hiện hợp đồng bằng séc như sau: Ngày 27/6/2019 Chủ đầu tư X đã ký hợp đồng để thực hiện gói thầu xây lắp với đơn vị trúng thầu, nhà thầu đã nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo hình thức Séc với giá trị theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên trên Séc thiếu dấu của ngân hàng phát hành Séc. Sau khi Chủ đầu tư rà soát phát hiện ra tờ séc thiếu dấu của ngân hàng và đã yêu cầu nhà thầu bổ sung. Nhà thầu đã đến nhận lại tờ Séc và đến ngân hàng để bổ sung dấu. Ngân hàng đã ghi bảo chi ngày 25/8/2019. Vậy nếu tính theo ngày bảo chi cùa ngân hàng ghi trên Séc (25/8/2019) quá ngày ký hợp đồng (27/6/2019); nếu tính theo ngày ghi trên Séc (ngày nộp của đơn vị 27/6/2019) phù hợp với ngày ký hợp đồng. Séc dùng để bảo lãnh thực hiện hợp đồng như trên có hợp lệ không? và hướng xử lý đối với tình huống trên như thế nào?  

Một công ty A trong quá trình đệ trình HSDT cho một gói thầu mua sắm hàng hóa đã bị Bên mời thầu từ chối mở HSDT với lý do là HSDT không được niêm phong theo quy định của HSMT. Bức xúc trước lý do từ chối mở HSDT của Bên mời thầu, Công ty đã gửi đơn kiến nghị đến Chủ đầu tư và Cục Quản lý đấu thầu để đề nghị Bên mời thầu tiếp tục xem xét đánh giá HSDT của mình do trong HSMT không có quy định loại HSDT vì HSDT không được niêm phong theo hướng dẫn của HSMT.

Nhà thầu A đã đăng ký thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia và được cấp chứng thư số theo quy định từ tháng 3 năm 2015. Tuy nhiên, tại thời điểm tháng 7 năm 2017 khi nhà thầu A tham dự thầu gói thầu xây lắp Y thì chứng thư số của nhà thầu hết hiệu lực trước thời điếm đóng thầu do nhà thầu A chưa nộp phí duy trì. Hỏi: Nhà thầu A có đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ không?

Nhà máy A tổ chức lựa chọn nhà thầu Gói thầu Cung cấp và lắp đặt máy in chuyên dùng. Hồ sơ mời thầu (HSMT) được phát hành từ ngày 16/05/2017; ngày 24/6/2017 sẽ đóng thầu và mở thầu. Ngày 25/5/2017, một nhà thầu đã gửi fax cho Nhà máy đề nghị cho phép được chào hai loại máy khác nhau về ý tưởng thiết kế, nhưng đáp ứng được các tính năng và các yêu cầu kỹ thuật in nêu tại HSMT bằng hai bản chào riêng. Với tình huống như trên thì Nhà máy A nên xử lý như thế nào?

Liên quan đến công tác phê duyệt dự toán, ông Nam giám đốc Công ty Thái Nam có câu hỏi như sau: Dự toán gói thầu được lập tuân thủ đúng theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, khi phê duyệt dự toán, chủ đầu tư đã quyết định giảm trừ 5% giá trị dự toán với lý do để bảo đảm cạnh tranh và tiết kiệm kinh phí trong đầu tư xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Việc chủ đầu tư phê duyệt dự toán gói thầu như trên có phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu hiện hành hay không?