Hiển thị kết quả duy nhất

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn xử lý tình huống sau:

Năm 2018, nhà thầu X trúng gói thầu cung cấp hàng hóa, gồm các hàng hóa A, B, C. Nhà thầu X ký hợp đồng với chủ đầu tư Y về việc cung cấp hàng hóa A, B, C nêu trên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà thầu X chỉ cung cấp được hàng hóa A và B theo hợp đồng với chủ đầu tư, còn hàng hóa C nhà thầu X không cung cấp được nên đã có văn bản gửi chủ đầu tư Y xin không cấp hàng hóa C và chấp nhận chịu phạt vi phạm hợp đồng.

Chủ đầu tư Y đã đồng ý cho nhà thầu X không cấp hàng hóa C và nhà thầu X bị xử phạt vi phạm hợp đồng. Sau đó hai bên ký quyết toán hợp đồng nêu trên và thanh lý hợp đồng (chủ đầu tư Y không có văn bản thông báo với nhà thầu X và gửi Cục Quản lý đấu thầu về việc nhà thầu X vi phạm hợp đồng nêu trên).

Năm 2019, nhà thầu X lại nộp hồ sơ tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa của chủ đầu tư Y và cam kết trong 5 năm gần nhất không có hợp đồng nào không hoàn thành.

Hỏi: Chủ đầu tư Y có được đánh giá nhà thầu X có lịch sử không hoàn thành hợp đồng hay không? Có quy định nào bắt buộc chủ đầu tư phải gửi văn bản thông báo tới nhà thầu và gửi Cục Quản lý đấu thầu về việc nhà thầu vi phạm hợp đồng hay không?

Gói thầu xây lắp số 01 thuộc công trình M do Liên danh Công ty A và B thi công. Trong quá trình thi công, công ty A đã hoàn thành nhiệm vụ theo phân chia, công ty B không hoàn thành ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ. Do vậy, năm 2018 gói thầu này đã bị Chủ tịch tỉnh kiểm điểm, phê bình, yêu cầu thanh lý gói thầu và không cho đấu thầu các công trình đối với nhà thầu thi công gói thầu xây lắp số 01, Chủ đầu tư đã lập biên bản kiểm điểm và làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Năm 2019 công trình M được bổ sung 1 gói thầu, công ty A lại tham giá đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập. Vậy, công ty A có bị xem là vi phạm hợp đồng theo tiêu chí " lịch sử không hoàn thành hợp đồng" có trong hồ sơ mời thầu không?

Một chủ đầu tư X đang quản lý gói thầu xây lắp có tình huống như sau: Liên danh A+B tham gia đấu thầu (A thực hiện 70% công việc, B thực hiện 30% theo thỏa thuận liên danh) và trúng thầu, trong quá trình thực hiện hợp đồng, A đã hoàn thành đúng phần công việc của mình, tuy nhiên B từ chối thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư X muốn hỏi cách thức xử lý chấm dứt hợp đồng, xử lý trách nhiệm của nhà thầu và xử lý đối với phần công việc nhà thầu B chưa thực hiện như thế nào cho đúng quy định.

Ban Quản lý dự án A có câu hỏi như sau: Chủ đầu tư A tố chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức đấu thầu rộng rãi, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, hình thức hợp đồng trọn gói. Sau khi xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, Chủ đầu tư A đà ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị với nhà thầu A (nhà thầu xếp hạng thứ nhất) với giá trị họp đồng là X. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà thầu A không cung cấp đúng loại thiết bị theo yêu cầu và không còn năng lực để tiếp tục hợp đồng. Do đó, chủ đầu tư A từ chối nghiệm thu khối lượng công việc đã thực hiện, hoàn trả toàn bộ thiết bị nhà thầu A đã cung cấp, tiến hành thanh toán hợp đồng và xử lý vi phạm hợp đồng đối với nhà thầu A. Nhà thầu A đã hoàn trả toàn bộ số tiền tạm ứng và nộp phạt theo quy định. Khoản 11 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định: “Trường hợp nhà thầu thực hiện gói thầu vị phạm hợp đồng, không còn năng lực đề tiềp tục thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu thì chủ đầu tư xem xét, báo cáo người có thẩm quyền quyết định cho phép chấm dứt hợp đồng với nhà thầu đó, phần khối lượng công việc chưa thực hiện dược áp dụng hình thức chỉ đinh thầu hoặc các hình thức lựa chọn nhà thầu khác trên cơ sở bảo đảm chất lượng, tiến độ cùa gói thầu. Giá trị phần khối lượng công việc chưa thực hiện giao cho nhà thầu mới được tính bằng giá trị ghi trong hợp đồng trừ đi giá trị của phần khối lượng công việc đã thực hiện trước đó". Vậy trong trường hợp này, chủ đầu tư A được áp dụng hình thức chỉ định thầu cho nhà thầu B với giá trị hợp đồng là X để tiếp tục thực hiện cung cấp thiết bị không? Trường hợp không được áp dụng hình thức chỉ định thầu thì xử lý như thế nào đối với trường hợp này?