Showing 1–20 of 23 results

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Đơn vị X là bên mời thầu, có tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với một gói thầu xây lắp theo hình thức đấu thầu rộng rãi, phương thức một giai đoạn, một túi hồ sơ. Đến thời điểm mở thầu, có 2 nhà thầu tham dự thầu là công ty A và công ty B.

Tuy nhiên, công ty A và công ty B đều có chung một giám đốc là ông C và đều có trên 20% cổ phần thuộc sở hữu của ông C.

Hỏi: Trường hợp này, hai nhà thầu A và B có vi phạm quy định về “bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu” theo Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP cũng như các quy định khác về đấu thầu hay không?

Một bên mời thầu đang tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có thắc mắc như sau: Theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngàỵ 26/6/2014 về quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, tại khoản 3 Điều 2 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu quy định: “Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cảo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát”. Tuy nhiên Nghị định chưa hướng dẫn trường hợp nhà thầu có thể thực hiện hai dịch vụ tư vấn thẩm tra thiết kế và tư vấn giám sát không?

Một nhà thầu tham dự gói thầu xây lắp được tổ chức theo quy định Luật đấu thầu 43/2013/QH13, có câu hỏi như sau: Nhà thầu X là công ty con của Tập đoàn kinh tế nhà nước Y (Tập đoản Y nắm giữ cổ phần chi phối công ty X) cũng tham gia dự thầu gói thầu nêu trên mà đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu là Viện nghiên cứu Z cũng là một Đơn sự nghiệp trực thuộc Tập đoàn kinh tế Y. Hỏi nhà thầu X có được xem xét là đáp ứng yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu hay không? Trong đó, theo Điều lệ của Tập đoàn Z thì Viện nghiên cứu Z là công ty con do Tập đoàn Z nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Trung tâm A là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục B. Trong đó, Chi cục B chịu sự quản lý trực tiếp của Sở C thuộc tỉnh X. Trung tâm A muốn hỏi Trung tâm A có được tham dự các gói thầu do Sở C làm chủ đầu tư không?

Trung tâm A là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Bộ X, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trực thuộc quản lý của X có các đơn vị tham mưu như Cục B. Cục B có các đơn vị trực thuộc như Trung tâm B1, Trung tâm B2, ..., các đơn vị này có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch. Trung tâm A muốn hỏi theo quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu được quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ thì Trung tâm A có được tham gia dự thầu gói thầu do Trung tâm B1 trực thuộc Cục B làm chủ đầu tư không?

Công ty ông Nguyễn Đình Tý (tỉnh Nghệ An) ký hợp đồng với chủ đầu tư thực hiện lập đề cương nhiệm vụ và dự toán khảo sát, quy hoạch (tư vấn) cho một dự án quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Công ty ông đã lập nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán công tác khảo sát, quy hoạch). Hiện nay, chủ đầu tư đang tiến hành đấu thầu gói thầu: Khảo sát, lập quy hoạch để lựa chọn nhà thầu tư vấn thực hiện. Theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát. Tuy nhiên không đề cập đến gói thầu tư vấn lập nhiệm vụ, lập quy hoạch. Ông Tý hỏi, Công ty ông có được tham gia đấu thầu gói thầu quy hoạch trên hay không?

Công ty X có 1 công trình A, đã thuê tư vấn thiết kế lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của Công ty Y. Sau đó Công ty đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thi công.

Hỏi: Người chủ trì thiết kế đã lập báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Công ty X, giờ tham gia vị trí chỉ huy trưởng của công ty trúng thầu (Công ty Y) thì có vi phạm luật hiện hành không? Việc lựa chọn nhà thầu của Chủ đầu tư đối với Công ty Y với nhân sự như vậy có bị vi phạm hay không?

Tổng Công ty A có câu hỏi như sau: Tổng Công ty A là công ty cổ phần có vốn góp của Tập đoàn X (là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) trên 50% vốn điều lệ  và Tổng Công ty B cũng là một doanh nghiệp cổ phần mà Tập đoàn X nắm giữ 51% vốn điều lệ. Hiện nay, Tổng Công ty B đang phát hành hồ sơ mời thầu gói thầu Y đấu thầu rộng rãi trong nước (nguồn vốn Sản xuất kinh doanh). Trong đó, Tập đoàn X có văn bán xác nhận sản phấm. dịch vụ thuộc gói thầu Y là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập doàn và là đầu ra của Tổng công ty A đồng thời là đầu vào của Tổng công ty B nói trên, các công ty con của tập đoàn được phép tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu của nhau. Tổng công ty A muốn hỏi có đạt tư cách hợp lệ theo khoán 5 điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP không?

Liên quan đến việc bảo đảm cạnh tranh giữa các công ty trong cùng đơn vị, Công ty A có câu hỏi như sau: Công ty A chuẩn bị tham dự gói thầu xây lắp X sử dụng vốn ngân sách nhà nước do bên mời thầu là Công ty B mời thầu và đơn vị tư vấn thiết kế cho gói thầu X là Công ty C. Trong đó, cả 3 công ty A, B, C đều là công ty con và có vốn góp chi phối của một Tập đoàn. Hỏi trong trường hợp này, công ty A có đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu không?

Tình huống: Công ty Cổ phần A là doanh nghiệp cổ phần hoá từ Doanh nghiệp nhà nước. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước là UBND tỉnh. UBND tỉnh có Quyết định cử người làm đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Công ty A chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty A. Vậy xin hỏi: Công ty A tham gia đấu thầu các dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất do người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Chủ tịch UBND tỉnh) không là cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (Tổng Giám đốc công ty A) là phù hợp với các quy định đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu và không thuộc hành vi bị cấm trong đấu thầu trên hay không?

Tình huống: Tổng công ty của ông Lê Hoàng Minh (Hà Nội) có 40% vốn Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Năm 2016, Tổng công ty thành lập một Công ty TNHH MTV do Tổng công ty sở hữu 100% vốn. Cuối năm 2017, Công ty con được cấp giấy phép đầu tư dự án xây dựng công trình nhà ở. Hiện nay, Công ty con muốn ký hợp đồng để Tổng công ty tham gia vào làm nhà thầu xây dựng công trình. Hỏi: Ông Minh hỏi, trường hợp này có phải áp dụng Luật Đấu thầu trong việc lựa chọn nhà thầu không? Vì nếu theo quy định của Luật Đấu thầu, để bảo đảm tính cạnh tranh, nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.

Nhà thầu Thanh Hoa ở Quảng Ninh có câu hỏi: Khoản 3, Điều 2 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định: “3. Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.” Hỏi: Công ty chúng tôi đã tham gia thẩm tra thiết kế - dự toán gói thầu thì có được tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hay không?

Ban Quản lý A do UBND thành phố quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc sở xây dựng; có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Ban Quản lý A xin hỏi: Các đơn vị sự nghiệp khác (B) do UBND thành phố quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc sở Xây dựng; có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và độc lập về tài chính với Ban Quản lý A có được tham gia đấu thầu các gói thầu do Ban Quản lý A làm bên mời thầu hay không?

Công ty A (là Tổng công ty nhà nước) là Chủ đầu tư, Bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức: Đấu thầu hạn chế quốc tế (hoặc đấu thầu rộng rãi quốc tế). Công ty B (có 70% vốn góp của Công ty A) có được tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu phụ của nhà thầu nước ngoài hay không?

Công ty Hà Thành ở Cà Mau gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện như sau: Theo điểm đ Khoản 6 Điều 89 của Luật Đấu thầu quy định hành vi bị cấm trong đấu thầu như sau: “Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó ” và theo điểm b Khoản 2 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu quy định: “Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với các nhà thầu lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó". Hỏi: Như vậy, Nhà thầu đã thực hiện công tác tư vấn lập dự án có được tiếp tục tham gia đấu thầu gói thầu xây lắp trong dự án đó hay không? Do điểm b Khoản 2 Điều 6 không quy định nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập dự án.

Một chủ đầu tư X đang tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu hỗn hợp về thiết kế bản vẽ thi công, cung cấp vật tư thiết bị và lắp đặt, có tình huống như sau: Công ty A tham dự gói thầu nói trên và đã đề xuất trong HSDT thầu phụ là Công ty để thực hiện hạng mục thiết kế bản vẽ thi công. Tuy nhiên, Công ty B là đơn vị đã thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi và lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Chủ đầu tư X muốn hỏi trong trường hợp này Công ty B không tham dự thầu gói thầu trong vai trò thầu chính mà chỉ tham gia trong vai trò thầu phụ thì có đảm bảo cạnh tranh theo quy định của pháp luật về đấu thầu không?

Độc giả ở Ninh Thuận có câu hỏi, hiện nay công ty chúng tôi đang tham gia thực hiện gói Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi của công trình xây dựng Nhà văn hóa. Vậy, theo Luật đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, công ty chúng tôi có thể tham gia các gói thầu Tư vấn quản lý dự án, Tư vấn thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình, Tư vấn giám sát kỹ thuật thi công cho dự án đó không?

Đơn vị ông Nguyễn Hoàng Giang tham gia công tác thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình cho 1 dự án và đã được chủ đầu tư phê duyệt. Vậy, theo Luật đấu thầu đơn vị ông có được tham gia đấu thầu 2 gói thầu tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát kỹ thuật thi công cho dự án đó hay không?

Ông Lại Xuân Cộng (Quảng Bình) hỏi: Đơn vị tư vấn lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật trong đó có phần việc lập nhiệm vụ khảo sát thì có được thực hiện luôn công tác khảo sát xây dựng không, hay phải là hai đơn vị độc lập?

Công ty CP Tư vấn Hà Đông có câu hỏi như sau: Công ty đã nộp HSDT cho một gói thầu Tư vấn giám sát và bị loại do không đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu. Cụ thể, trong hồ sơ dự thầu của công ty chúng tôi đã đáp ứng tất cả các tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu. Riêng phần đề xuất nhân sự cho gói thầu chúng tôi đề xuất Chỉ huy trường giám sát thi công nguyên là Giám đốc đơn vị tư vấn thiết kế và lập HSMT gói cho dự án. Nhưng trước khi HSMT được phát hành rộng rãi thì đồng chí đó đã nghỉ việc hoàn toàn ở công ty tư vấn thiết kế nói trên. Bên mời thầu cho rằng Công ty chúng tôi không đạt vì vi phạm luật cạnh tranh và bí mật kinh doanh theo (Mục 2. Xâm phạm bí mật kinh doanh - Điều 39. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh - Luật Cạnh tranh (số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004). Xin hỏi Hồ sơ dự thầu chúng tôi bị loại là đúng hay sai và có vi phạm đến các Luật, Nghị định hiện hành về công tác đấu thầu, cạnh tranh và bí mật kinh doanh không?