Showing 1–20 of 25 results

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Sau khi mở thầu có 02 nhà thầu liên danh tham dự thầu, quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu Bên mời thầu nhận thấy thư bảo lãnh dự thầu của 01 nhà thầu liên danh đính kèm trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia không đáp ứng đủ các cam kết theo quy định tại Mẫu số 04B Chương IV của hồ sơ mời thầu (áp dụng đối với nhà thầu liên danh). Từ nội dung nêu trên, Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Liên danh này không đáp ứng tính hợp lệ của bảo lãnh dự thầu theo quy định tại Khoản 18.3 Mục 18 Chương I E-HSMT được duyệt do bảo lãnh dự thầu có kèm theo các điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu (trong đó bao gồm việc không đáp ứng đủ các cam kết theo quy định tại Mẫu số 04B Chương IV). Đối với tình huống này, Bên mời thầu có yêu cầu nhà thầu làm rõ về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu hay không? Đồng thời, nhà thầu có được nộp bổ sung thư bảo lãnh dự thầu khác sau thời điểm đóng thầu hay không?

Một nhà thầu đã nộp E-HSDT cho gói thầu xây lắp có tình huống như sau: Sau khi nộp E-HSDT, nhà thầu đã phát hiện ra lỗi sai sót trong bảo lãnh dự thầu và xác nhận cung cấp tín dụng của Ngân hàng về tên gói thầu, cụ thể như sau:

  • Tên gói thầu ghi trong bảo lãnh: Gói thầu số 02: Xây lắp công trình A
  • Tên gói thầu theo đúng thực tế: Gói thầu số 02: Xây lắp công trình A (giai đoạn 2)
Ngay sau đó, nhà thầu đã liên lạc với ngân hàng để thay đổi và đính chính bảo lãnh dự thầu và cam kết cung cấp tín dụng. Theo đó, nhà thầu muốn hỏi đây có phải là lỗi nghiêm trọng, cơ bản là cơ sở để loại bỏ nhà thầu hay không?

Công ty A gặp vướng mắc về mẫu thư bảo lãnh dự thầu do sự không thống nhất giữa quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT). Công ty đề nghị cơ quan chức năng tháo gỡ.

Tổ chuyên gia đấu thầu trong quá trình đánh giá E-HSDT có tình huống như sau: Trong E-HSDT của một nhà thầu có đính kèm bản scan của bảo lãnh dự thầu gồm 03 trang (trang 01 bảo lãnh dự thầu, trang 02 văn bản ủy quyền, trang 03 Quyết định về việc bổ nhiệm cán bộ) và nội dung của bảo lãnh dự thầu thiếu trang ký đóng dấu hợp pháp của Ngân hàng A phát hành bảo lãnh. Để xác minh tính chân thực thông tin bảo lãnh, tổ Chuyên gia tra cứu thông tin online bảo lãnh do ngân hàng A phát hành thì có thông tin về nhà thầu tham dự cho bên mời thầu. Tổ chuyên gia đấu thầu trên muốn hỏi bảo lãnh dự thầu trong trường hợp này có được đánh giá là hợp lệ.

Công ty A đã tham gia đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa và nhận được công văn mời thương thảo hợp đồng từ phía chủ đầu tư. Công ty A có hỏi như sau: Do bản vẽ trong HSMT của chủ đầu tư quy định bản vẽ trong HSMT chỉ mang tính chất tham khảo và thực tế trong quá trình thương thảo, Công y A có khảo sát lại sản phẩm thực tế thì có sai khác so với bản vẽ nên giá chào thầu của công ty A là không phù hợp vì giá thực tế cao hơn giá chào thầu. Công ty A thấy rằng theo điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ thì thương thảo hợp đồng không được thay đổi đơn giá dự thầu. Vì vậy Công ty A từ chối làm gói thầu này và được chủ đầu tư chấp thuận. Hỏi trong trường hợp này, Công ty A có bị tịch thu bảo lãnh dự thầu.

Hỏi: Theo mẫu Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định của Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phần Bảo đảm dự thầu ghi hình thức là đặt cọc hoặc thư bảo lãnh, thì đặt cọc ở đây được hiểu là đặt cọc bằng séc theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT hay bằng tiền mặt?

Một bên mời thầu đang đánh giá HSDT cho gói thầu qua mạng có tình huống như sau: Trong khi xem xét E-HSDT của nhà thầu X, tổ xét thầu nhận thấy nhà thầu có kèm theo file scan Thư bảo lãnh dự thầu của ngân hàng do người ký thư bảo lãnh là ông A Phó Giám đốc ngân hàng. Nhà thầu cũng kèm theo file scan Giấy ủy quyền đề tên người ủy quyền là ông B Giám đốc ngân hàng với nội dung ủy quyền cho ông A Phó Giám đốc ngân hàng được ký chứng thư bảo lãnh nhưng tại chữ ký Giấy ủy quyền này lại đề tên của C (người thứ ba) với chức vụ là Phó giám đổc ngân hàng. Sau đó khi đóng thầu, ngân hàng phát hành bảo lãnh đã có văn bản gửi đến Bên mời thầu xác nhận vê nội dung sai sót nêu trên là lỗi do ngân hàng và đề nghị Bên mời thầu xem xét. Bên mời thầu muốn hỏi trong trường hợp nói trên bảo lãnh dự thầu có được đánh giá là hợp lệ không?

Công ty X là đơn vị tư vấn đấu thầu cho bên mời thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn để thực hiện tư vấn giám sát cho gói thầu xây dựng. Để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của nhà thầu, tư vấn đấu thầu đã đưa vào nội dung yêu cầu bảo lãnh dự thầu trong hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên, trong HSMT lại không quy định cụ thể về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh dự thầu mà chỉ quy định hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 90 ngày. Các nhà thầu đệ trình hồ sơ dự thầu hầu hết đề xuất hiệu lực của bảo lãnh dự thầu là 120 ngày, chỉ có 01 nhà thầu Y đệ trình bảo lãnh dự thầu với hiệu lực là 90 ngày. Công ty X muốn hỏi trong trường hợp nói trên thì bảo lãnh của nhà thầu Y có đảm bảo hợp lệ theo quy định không?

Tình huống: Chúng tôi tổ chức đấu thầu một gói thầu mua sắm hàng hóa qua mạng. Nhà thầu đã nộp E-HSDT tuy nhiên bảo đảm dự thầu của nhà thầu do Phó giám đốc chi nhánh ngân hàng ký nhưng không kèm theo Giấy ủy quyền. Chúng tôi đã yêu cầu nhà thầu làm rõ nội dung này. Nhà thầu đã không chứng minh được việc đã nộp Giấy ủy quyền trước thời điểm đóng thầu và nộp bổ sung Giấy ủy quyền ký bảo lãnh dự thầu của Giám đốc Ngân hàng cho Phó Giám đốc chi nhánh. Hỏi: Chúng tôi xin hỏi, việc bổ sung Giấy ủy quyền như thế này có hợp lệ không?

Trong HSDT người ký bảo lãnh dự thầu không phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng và không kèm theo giấy ủy quyền ký bảo lãnh thì có được phép làm rõ bằng cách cho bổ sung tài liệu ủy quyền (đã có nhưng không nộp kèm theo HSDT) không?

Đơn vị tư vấn đấu thầu đang đánh giá Hồ sơ dự thầu cho gói thầu đấu thầu qua mạng có câu hỏi cho chuyên gia như sau: Hiện tại, đơn vị tư vấn đang thực hiện đánh giá Hồ sơ dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng và gói thầu này đã được gia hạn thời điểm đóng thầu. Có 01 nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu và Thư bảo lãnh dự thầu qua mạng. Tuy nhiên bên mời thầu không nhận được file Thư sửa đổi bảo lãnh dự thầu trên mạng đấu thầu. Đến trước thời điểm đóng thầu được gia hạn, nhà thầu đã nộp trực tiếp cho bên mời thầu bản gốc Thư sửa đổi bảo lãnh (gia hạn hiệu lực bảo đảm dự thầu) do Ngân hàng phát hành. Công ty muốn hỏi việc nhà thầu nộp trực tiếp Thư sửa đổi bảo lãnh như đã nêu trên có được chấp nhận và đưa vào đánh giá hồ sơ dự thầu không?

Một bên mời thầu đã phát hành HSMT cho gói thầu mua sắm hàng hóa đấu thầu rộng rãi theo phương thức 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ. Trong HSMT có yêu cầu nhà thầu cung cấp giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương. Nhà thầu A và nhà thầu B đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật. Sau khi mở và đánh giá HSĐXTC, Nhà thầu A được xếp thứ nhất, Nhà thầu B được xếp thứ 2. Bên mời thầu đã mời Nhà thầu A vào thương thảo hợp đồng và xác định Nhà thầu A trúng thầu với điều kiện “chỉ trao hợp đồng khi cung cấp được giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương”. Tuy nhiên, đến ngày ký kết để trao hợp đồng, Nhà thầu A xác nhận không nhận được “giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương” từ nhà sản xuất. Bên mời thầu muốn hỏi: Bên mời thầu có thể gọi nhà thầu B vào thương thào hợp đồng hay không và nếu được thì các trình tự thủ tục để gọi nhà thầu B vào thương thảo là như thế nào? Có được thương thảo yêu cầu nhà thầu B giảm giá hay không? Trong trường hợp trên, Nhà thầu A có bị tịch thu bảo lãnh dự thầu hay không?

Theo HSMT đã được phát hành, Mẫu số 04: Bảo lãnh dự thầu theo thông tư 03/2015/TT-BKHĐT có nội dung "Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 19.5 - Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả, Ghi chú (4) Áp dụng trong trường hợp nhà thầu liên danh. Nhưng nhà thầu có Thư bảo lãnh của Ngân hàng thiếu nội dung trên thì có hợp lệ không?

Công ty A tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức liên danh cùng với một đơn vị khác. Trong Hồ sơ dự thầu (HSDT) đã nộp cho Bên mời thầu chúng tôi đã cam kết tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Bên mời thầu (bao gồm cả yêu cầu về Bảo đảm dự thầu nêu trong Chương I, Chương II của Hồ sơ mời thầu). Theo thỏa thuận liên danh được lập trong HSDT, Công ty A là thành viên đứng đầu liên danh và được ủy quyền phát hành Bảo đảm dự thầu cho cả liên danh. Tuy nhiên phần bảo đảm dự thầu do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) phát hành (được lập theo mẫu 04 (a) của Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT) đã không ghi đầy đủ tên của cả liên danh. Vì vậy chúng tôi muốn hỏi và xin hướng dẫn về việc làm rõ sự khác biệt về Bảo đảm dự thầu trong HSDT để đảm bảo tính hợp lệ Bảo lãnh dự thầu của liên danh sau khi đã nộp HSDT, phía Ngân hàng thực hiện bảo lãnh là Ngân hàng BIDV sẵn sàng phát hành bản tu chỉnh bảo lãnh dự thầu để thể hiện đầy đủ thông tin bảo lãnh cho cả liên danh.

Công ty A tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước cho gói thầu mua sắm hàng hóa X. Thời điểm đóng thầu là 14h00 ngày 17/9/2015, thời điểm mở thầu là 14h30 ngày 17/9/2015. Hồ sơ mời thầu (HSMT) yêu cầu thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu (HSDT) tối thiểu là 90 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu; nhà thầu tham dự thầu phải nộp kèm theo bảo lãnh dự thầu (BLDT) có hiệu lực tối thiểu là 120 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu Có 5 nhà thầu tham dự thầu; nội dung về thời gian có hiệu lực của BLDT lần lượt như sau:

  1. Nhà thầu thư nhất: BLDT có hiệu lực kể từ 14h00 ngày 17/9/2015 đến hết 24h00 ngày 14/01/2016;
  2. Nhà thầu thứ hai: BLDT có hiệu lực kể từ 14h00 ngày 17/9/2015 đến hết giờ làm việc ngày 14/01/2016;
  3. Nhà thầu thứ ba: BLDT có hiệu lực kể từ 8h00 ngày 17/9/2015 đến 14h00 ngày 14/01/2016;
  4. Nhà thầu thứ tư: BLDT có hiệu lực trong vòng 120 ngày, kể từ ngày 17/9/2015;
  5. Nhà thầu thứ năm: BLDT có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2015 đến ngày 14/01/2016.
Trong quá trình đánh giá về thời gian có hiệu lực của BLDT, Tổ chuyên gia có hai nhóm ý kiến đánh giá khác nhau. Cụ thể như sau: Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng: -  BLDT của nhà thầu thứ nhất được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về thời gian có hiệu lực theo yêu cầu của HSMT; - BLDT của nhà thầu thứ hai và nhà thầu thứ ba có thời điểm kết thúc hiệu lực là chưa đủ 120 ngày theo yêu cầu của HSMT. Theo chuyên gia thì thời điểm kết thúc trong trường hơp này phải là 24h00 ngày 14/01/2016 mới được coi là đáp ứng yêu cầu của HSMT; - BLDT của nhà thầu thứ tư ghi thời gian bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2015 nên không rõ là bắt đầu từ khi nào (0h, 8h00, 10h00, 14h00...), do đó không thể xác định được chính xác thời gian có hiệu lực của BLDT nên BLDT của nhà thầu được coi là không đáp ứng yêu cầu; -  BLDT của nhà thầu thứ năm tương tự như đánh giá BLDT của nhà thầu thứ hai và thứ ba do không rõ thời gian bắt đầu có hiệu lực; đồng thời thời điểm kết thúc là chưa đủ 120 ngày theo yêu cầu của HSMT. Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng: BLDT của cả 5 nhà thầu đều đáp ứng yêu cầu của HSMT về thời gian có hiệu lực. Xin được hỏi chuyên gia ý kiến đánh giá nào ở trên là tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 quy định “Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam...”. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa thì “Khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hỉện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc (đối với trường hợp đặt cọc) ”. Câu hỏi cho chuyên gia: Đối với bảo đảm dự thầu được thực hiện dưới hình thức đặt cọc thì nhà thầu tham dự thầu có được phép đặt cọc bằng tiền mặt cho bên mời thầu/Chủ đầu tư không?

Tại thời điểm đóng thầu chỉ có duy nhất 01 nhà thầu chúng tôi nộp HSDT. Để tăng thêm nhà thầu tham gia CĐT đã gia hạn thời điểm đóng thầu, do vậy chúng tôi đã được nhận lại toàn bộ HSDT đã nộp. Theo quy định nhà thầu phải điều chỉnh lại một số thông tin trong đó có bảo lãnh dự thầu phù hợp với thời điểm mở thầu mới và chúng tôi cũng đã thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình sắp xếp lại HSDT do sơ ý chúng tôi chỉ ghép Bảo lãnh dự thầu sửa đổi, bỏ sót thư bảo lãnh số đã được phát hành lần 1 trước đó. Xin hỏi, chúng tôi có được phép làm rõ, bổ sung Bảo lãnh dự thầu đã phát hành ần 1 không (Bảo lãnh này là một phần không tách rời của BL dự thầu sửa đổi đã nộp) ?

Trong quá trình đánh giá Hồ sơ dự thầu một gói thầu xây lắp do UBND huyện A làm chủ đầu tư, Ban Quản lý các dự án của huyện A được UBND huyện A quyết định giao làm Bên mời thầu, chúng tôi gặp một tình huống như sau: Bảo lãnh dự thầu của một nhà thầu có nội dung đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, tuy nhiên, Bảo lãnh dự thầu ghi kính gửi: UBND huyện A mà không gửi đúng theo địa chỉ Bên mời thầu là Ban Quản lý các dự án của huyện A đã được ghi rõ trong Hồ sơ mời thầu. Độc giả muốn hỏi thư bảo lãnh như trên có hợp lệ hay không ?

HSMT quy định thời điểm đóng thầu là 9 giờ 00 phút ngày 20/11/2017, thời điểm mở thầu là 9 giờ 30 phút ngày 20/11/2017, thời gian có hiệu lực của HSDT là 120 ngày. Trong đơn dự thầu của nhà thầu X ghi thời gian có hiệu lực của HSDT là 125 ngày kể từ 9 giờ 30 phút ngày 20/11/2017 có hợp lệ hay không?

Bên mời thầu X đang tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước một gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Đối với nội dung bảo đảm dự thầu, đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ mời thầu (HSMT) đề xuất quy định trong chỉ dẫn nhà thầu như sau: “Trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu bằng hình thức thư bảo lãnh, nhà thầu phải nộp cùng hồ sơ dự thầu (HSDT) bảo lãnh dự thầu do một ngân hàng phát hành với giá trị và thời gian có hiệu lực như quy định tại Bảng dữ liệu đấu thầu. Bảo đảm dự thầu phải do một ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành…”. Bên mời thầu muốn hỏi nội dung yêu cầu về bảo đảm dự thầu như trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không?