Hiển thị kết quả duy nhất

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Theo phản ánh, Công ty A có ký hợp đồng thi công với bên B, hình thức hợp đồng trọn gói. Sau khi khởi công, do yêu cầu tiến độ Công ty A đã đề xuất bên B thay đổi biện pháp thi công từ bê tông đổ tại chỗ sang bê tông đổ tại xưởng sau đó lắp ghép với các cấu kiện đã xây dựng sẵn ngoài công trường theo bản vẽ thiết kế.

Hỏi: Việc thay đổi biện pháp thi công nói trên có phù hợp với quy định đối với hợp đồng trọn gói không? Bên B yêu cầu Công ty A phải lập dự toán mới là đúng hay sai? Có phải ký phụ lục hợp đồng với giá mới hay không, dự toán mới có cần phải thẩm định phê duyệt không? Việc nghiệm thu thanh toán theo thực tế thi công hay theo hợp đồng trọn gói đã ký?

Một doanh nghiệp xây dựng X có câu hỏi như sau: Trên cơ sở kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong đó gói thầu thi công xây dựng A được phê duyệt như sau: Giá gói thầu A đã bao gồm chi phí dự phòng; hình thức đấu thầu là đấu thầu rộng rãi trong nước, phương thức đầu thầu là một giai đoạn, một túi hồ sơ; hình thực họp đồng là hợp đồng trọn gói; thời gian thực hiện hợp đồng là 18 tháng. Tham khảo Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bố chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại. Theo đó, khi tham gia dự thầu Công ty X đã nghiên cứu, tính toán tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và được phân bổ vào trong đơn giá gói thầu khi tham gia đấu thầu. Công ty X đã trúng thầu gói thầu thi công xây dựng A và khi ký hợp đồng với chủ đầu tư thì giá trị hợp đồng đã bao gồm chi phí dự phòng. Hiện nay, dự án đã được thực hiện hoàn thành đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, khi quyết toán hoàn thành, Chủ đầu tư giữ lại, không thanh toán chi phí dự phòng như theo hợp đồng đã ký kết. Vậy Công ty X muốn hỏi việc Chủ đầu tư thực hiện như trên là đúng hay sai? Chi phí dự phòng được phân bổ vào trong đơn giá gói thầu khi tham gia đấu thầu theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 được thanh toán khi nào?

Trong quá trình thực hiện hợp đồng theo hình thức hợp đồng trọn gói, đơn vị sử dụng và Chủ đầu tư yêu cầu bổ sung thêm khối lượng ngoài khối lượng theo hợp đồng. Như vậy trong trường hợp này Nhà thầu có được tính phát sinh thêm khối lượng ngoài hợp đồng không?

Công ty chúng tôi là đơn vị tư vấn giám sát dự án. Qua công tác thi công tại hiện trường, Công ty nhận thấy theo thiết kế chiều dày lớp đất bề mặt cần bóc bỏ trung bình 0,3m nhưng thực tế thi công, do lớp đất bề mặt yếu, không bảo đảm khả năng chịu lực, hệ số đầm chặt không đạt k90 nên Công ty đề nghị bóc bỏ toàn bộ lớp đất yếu nêu trên dẫn tới chiều dày tăng lên khoảng 1,2m (chiều sâu lớp đất yếu bóc bỏ thực tế phù hợp với số liệu khảo sát địa chất). Theo thiết kế, chiều dài cọc tre gia cố nền đất là 3m, tuy nhiên thực tế khi đóng cọc tre chỉ xuống được độ sâu khoảng 1,5m đến 2m là đạt độ chối. Hình thức hợp đồng xây lắp ký giữa nhà thầu và chủ đầu tư là hợp đồng trọn gói. Hồ sơ thiết kế có khảo sát địa chất. Đại diện Công ty hỏi, khi lập hồ sơ thanh toán đơn vị tư vấn giám sát đề nghị lập bảng khối lượng chi tiết thực tế để cắt đi những khối lượng thừa (cọc tre) và bổ sung khối lượng đất bóc thiếu xác nhận phát sinh có đúng quy định không? Trách nhiệm của các bên liên quan (chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát, nhà thầu) đối với trường hợp hợp đồng trọn gói đến đâu?

Nhà thầu A ký hợp đồng với chủ đầu tư với trị giá 11 tỷ đồng, dạng hợp đồng trọn gói, Nhà thầu đã triển khai thực hiện theo HĐ, đã hoàn thành các công việc theo HĐ (theo thiết kế) và đã được các bên ký xác nhận, nghiệm thu. Hỏi: Giá trị thanh toán cho NT sẽ là bao nhiêu trong hai trường hợp sau đây: 1. Trường hợp giá trị các công việc mà NT A đã thực hiện theo thiết kế nhỏ hơn giá HĐ 500 triệu đồng thì NT vẫn được thanh toán là 11 tỷ đồng như giá HĐ đã ký hay giá trị thanh toán là 10,5 tỷ đồng? 2. Trường hợp giá trị các công việc mà NT A đã thực hiện theo thiết kế lớn hơn giá HĐ 700 triệu đồng thì NT vẫn được thanh toán là 11 tỷ đồng như giá HĐ đã ký hay giá trị thanh toán là 11,7 tỷ đồng?