Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?
Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?
Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?
Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của
Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn tình huống như sau:
Công ty A liên danh với Công ty B để tham gia gói thầu C, trong đó, thỏa thuận liên danh quy định rõ Công ty A là thành viên đứng đầu liên danh.
Hỏi: Có bắt buộc là thành viên đứng đầu liên danh, tức Công ty A ký đơn dự thầu hay không? Công ty B có thể ký đơn dự thầu nếu đã có ủy quyền từ Công ty A cho Công ty B ký đơn dự thầu và các hồ sơ dự thầu hay không?
Liên quan đến đánh giá tính hợp lệ của chữ ký trong bảo đảm dự thầu, một chủ đầu tư của gói thầu gói thầu mua sắm hàng hóa có câu hỏi như sau: Trường hợp người đại diện theo pháp luật của ngân hàng/ tổ chức tín dụng ủy quyền cho cấp dưới ký bảo đảm dự thầu nhưng không gửi kèm HSDT giấy ủy quyền hoặc các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký (bao gồm cả tài liệu quy định về hạn mức cấp dưới được phép ký) thì việc đánh giá tính họp lệ của bảo đảm dự thầu trong trường hợp này sẽ thực hiện như thế nào. Nhà thầu có được bổ sung các tài liệu trên để làm rõ không hay bảo đảm dự thầu của nhà thầu sẽ được coi là không hợp lệ? Trong trường hợp văn bản chứng minh người ký bảo đảm dự thầu có đủ thẩm quyền để ký bảo đảm dự thầu được nhà thầu cung cấp sau thời điếm đóng thầu nhưng có hiệu lực trước thời điểm đóng thầu thì có được đánh giá là hợp lệ không?
Một bên mời thầu đang đánh giá hồ sơ dự thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa có câu hỏi như sau: Trường hợp người đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký nhưng không gửi kèm HSDT giấy ủy quyền hoặc các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì việc đánh giá tính hợp lệ của đơn dự thầu trong trường hợp này sẽ thực hiện như thế nào. Nhà thầu có được bổ sung các tài liệu trên để làm rõ không hay đơn dự thầu của nhà thầu sẽ được coi là không hợp lệ? Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ không? Và nếu sau thời điểm đóng thầu, nhà thầu cung cấp được văn bản chứng minh người ký đơn dự thầu có đủ thẩm quyền để ký đơn dự thầu (có hiệu lực trước thời điểm đóng thầu) thì HSDT của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ với nội dung này không?
Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau: Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Tổ chuyên gia đấu thầu đã báo cáo trường hợp hồ sơ dự thầu bản gốc của nhà thầu A với toàn bộ chữ ký đại diện hợp pháp của nhà thầu là chữ ký khắc dấu sẵn (không phải chữ ký trực tiếp) và đóng dấu pháp nhân của nhà thầu tại các văn bản như đơn dự thầu, cam kết dự thầu, biểu mẫu dự thầu,... Theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, đon dự thầu cũng như các biểu mẫu kê khai của hồ sơ dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên và đóng dấu [ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]. Được biết theo quy định về thủ tục hành chính, văn bản phải được ký tên của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân (nếu có). Câu hỏi của chúng tôi là hồ sơ dự thầu của nhà thầu A với toàn bộ chữ ký đại diện hợp pháp của nhà thầu là chữ ký khắc dấu sẵn, được đóng vào hồ sơ dự thầu và đóng dấu pháp nhân như đã nêu trên có được xem là chữ ký hợp pháp của nhà thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu không?
Tại trang bìa của hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp phát hành cho các nhà thầu chỉ có chữ ký của Giám đốc ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh A (đại diện hợp pháp của bên mời thầu) mà không được đóng dấu của Ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh A. Hỏi: Hồ sơ mời thầu nêu trên có hợp lệ hay không?