Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?
Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?
Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?
Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của
Ông Trần Hoàng Nam có câu hỏi như sau: Hiện nay theo quy định của pháp luật về xây dựng không có quy định thế nào là Ban QLDA chuyên nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định của Luật đấu thầu 43/2013/QH13 và Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT có nêu đến nội dung liên quan đến Ban QLDA chuyên nghiệp. Xin hỏi chuyên gia Ban QLDA chuyên nghiệp theo quy định của Luật đấu thầu và Thông tư 03/2016/TT-KHĐT là Ban QLDA như thế nào?
Ông Trần Minh Quân ở Điện Biên có câu hỏi như sau: Theo Khoản 7, Điều 35 Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 5/5/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết đối với hoạt dộng đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, kể từ ngày 01/01/2018, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ Sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sư dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quá mời sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị tư vắn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp, đơn vị mua sắm tập trung phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu. Vậy khi Công ty chúng tôi thực hiện hợp dồng tư vấn lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) không phải là lựa chọn nhà thầu, thì các cá nhân lập HSYC lựa chọn nhà đầu tư, đánh giá HSĐX đầu tư có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề không? Có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, chi tiết về vấn đề này không?
Ông Lê Thành Đạt đang công tác tại Ban Quản lý dự án ở Quảng Nam có câu hỏi như sau: Theo Điểm d Khoản 2 Điều 111 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu khi có tổi thiểu 4 năm kinh nghiệm liên tục làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu hoặc 5 năm kinh nghiệm không liên tục. Tuy nhiên, tại Khoản 7 Điều 35 Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT quy định thì kể từ ngày 01/01/2018, các cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả mời thầu quan tâm, kết quả mời sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp, đơn vị mua sắm tập trung phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu. Vì vậy, với cá nhân một người chưa hoạt động đấu thầu lần nào trước 01/01/2018, nhưng muốn được cấp chứng chỉ hành nghề trong tương lai. Thì việc đáp ứng Điểm d Khoản 2 Điều 111 Nghị định 63/2014/NĐ-CP được thực hiện ra sao? Và các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu gồm các công việc gì? Có công việc nào liên quan trực tiếp đến việc đấu thầu mà không cần chứng chỉ hành nghề?
Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) có câu hỏi như sau: VEC là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đã thành lập Phòng Quản lý Đấu thầu chuyên tổ chức đấu thầu các gói thầu mua sắm hàng hóa, dự án của Công ty để phục vụ sản xuất kinh doanh. Các cá nhân trong Phòng Quản lý Đấu thầu tham gia lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá và đồng thời tham gia vào Tổ chuyên gia để đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, báo giá. Các cá nhân này đã có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản. Vậy, các cá nhân này có cần thiết phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định tại Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT?
Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng SH có câu hỏi như sau: Căn cứ Khoản 7 Điều 35 Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016 quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu: Kể từ 01/01/2018 các cá nhân tham gia công tác đấu thầu phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu. Đơn vị có ký 1 hợp đồng với chủ đầu tư (chủ đầu tư không có nhân sự có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu và nhân sự của chủ đầu tư không hiểu biết về pháp luật đấu thầu), tuy nhiên do đây là gói thầu hàng hóa đặc thù, nên đơn vị không có chuyên gia chuyên môn để đánh giá chất lượng hàng hóa, Do đó, Chủ đầu tư thành lập tổ chuyên gia chuyên môn (chủ đầu tư có nhân sự chuyên môn này) để đánh giá chất lượng hàng hóa, Nhà thầu Tư vấn lập tổ chuyên gia đánh giá năng lực kinh nghiệp, pháp lý. Như vậy bảo cáo đánh giá của đơn vị có thể kết hợp giữa báo cáo của đơn vị và báo cáo đánh giá của tổ chuyên gia đánh giá chuyên môn của chủ đầu tư được không?