Showing all 5 results

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Một nhà thầu tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa có đề nghị chúng tôi tư vấn về ưu đãi trong trường hợp như sau: Hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu bảng kê ưu đãi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên nhà thầu đã ghi rõ xuất xứ hàng hóa cung cấp sản xuất tại Việt Nam và có bảng cam kết nguồn nguyên liệu chính để sản xuất hàng hóa là của doanh nghiệp trong nước. Trường hợp nhà thầu không có bảng kê ưu đãi hàng trong nước nhưng đã ghi rõ là hàng được xuất xứ, sản xuất trong nước và có bản cam kết của nhà sản xuất cung cấp nguyên vật liệu chính là hàng trong nước với tỉ lệ > 25% thì có được tính là thầu được ưu đãi không? Trường hợp nhà thầu gửi công văn và bổ sung bảng kê ưu đãi trong nước trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày đóng thầu thì có hợp lệ và được tính ưu đãi theo quy định của Luật đấu thầu về việc ưu đãi hàng hóa sản xuất trong nước hay không?

Độc giả ở Hà Nam có câu hỏi: Trường hợp nhà thầu chào trong HSDT là hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi theo quy định nhưng nhà thầu không kê khai hoặc có kê khai nhưng không đính kèm tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ thì Bên mời thầu đánh giá nội dung này như thế nào, Bên mời thầu có được làm rõ, yêu cầu nhà thầu cung cấp tài liệu chứng minh hay không.

Công ty X là 1 doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng trang phục, đồng phục cho các doanh nghiệp. Công ty X có đệ trình HSDT cho gói thầu cung cấp đồng phục của Bên mời thầu A. Trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu không lập bảng kê ưu đãi hàng hóa trong nước nhưng đã ghi rõ xuất xứ hàng hóa sản phẩm may mặc là do công ty X sản xuất tại Việt Nam và có bảng cam két cấp vải là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra bộ quần áo chào thầu của doanh nghiệp là dệt vải trong nước. Công ty X muốn hỏi, nếu có bản cam kết của nhà sản xuất dệt nhuộm cung cấp nguyên vật liệu chính là hàng trong nước với tỉ lệ > 25% thì có được tính là thầu được ưu đãi không

Ông Nguyễn Minh Hà ở Long Biên, Hà Nội có câu hỏi như sau: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định ưu đãi đối với hàng hóa trong nước: "Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa".   Khi tham gia dự thầu đối với gói thầu cung cấp thuốc, mà nhà thầu muốn kê khai hạng mục thuốc được hưởng ưu đãi theo Mẫu 14 (Phụ lục 4 mẫu hồ sơ mời thầu mua thuốc áp dụng đối với phương thức 01 giai đoạn 02 túi hồ sơ) thì ngoài biểu mẫu này, nhà thầu có cần kèm thêm các tài liệu để chứng minh chi phí sản xuất trong nước không?

Một trung tâm y tế ở Hà nội đang tổ chức đấu thầu thuốc có tình huống như sau: Để xác định ưu đãi đối với mặt hàng thuốc dự thầu có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên, trong Hồ sơ mời thầu, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp Bảng kê khai chi phí sản xuất trong nước đối với thuốc được hưởng ưu đãi (Mẫu 14a) và Bảng thuyết minh chi phí sản xuất trong nước kết cấu trong cơ cấu giá (Mẫu 14b) (gửi kèm mẫu 14a, 14b). Tuy nhiên, có trường hợp cùng một mặt hàng thuốc (cùng hoạt chất, hàm lượng, số đăng ký, nhà sản xuất, nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật dự thầu,...) được nhiều nhà thầu dự thầu, đều kê khai Mẫu số 14a nhưng có nhà thầu không cung cấp Mẫu số 14b. Việc đánh giá ưu đãi đối với thuốc sản xuất trong nước căn cứ theo mặt hàng dự thầu, nên đối với cùng một mặt hàng thuốc có cùng nhà sản xuất thì chi phí sản xuất trong nước kết cấu trong cơ cấu giá (Mẫu số 14b) là như nhau. Do vậy, xin hỏi chuyên gia có ý kiến về việc bên mời thầu sử dụng chung Mẫu số 14b được một nhà thầu cung cấp để đánh giá ưu đãi đối với cùng một mặt hàng thuốc dự thầu trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu còn lại không? Trường hợp làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu do áp dụng cách đánh giá nêu trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không? Đối với trường hợp, nhà thầu xin rút, không tham gia đấu thầu một số mặt hàng thuốc trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong thời gian Bên mời thầu đang đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính thì việc xử lý vi phạm được thực hiện như thế nào?