Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?
Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?
Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?
Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của
Một bên mời thầu đang tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây lắp thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường với phương thức 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ có câu hỏi như sau: Sau khi đánh giá các hồ sơ đề xuất của các nhà thầu tham gia dự thầu, bên mời thầu đã tiến hành gửi công văn mời nhà thầu có HSĐX chào hàng hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm, yêu cầu về kỹ thuật có giá dự thầu thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch và không vượt giá gói thầu đến thương thảo hợp đồng. Văn bản trên cũng đồng thời gửi đến Chủ đầu tư và các nhà thầu có hồ sơ dự thầu không đáp ứng phần tư cách hợp lệ, năng lực kinh nghiệm và kỹ thuật được biết lý do các nhà thầu không đáp ứng. Với việc thông báo mời nhà thầu đến thương thảo họp đồng, một cơ quan kiểm tra đã nhận xét, đánh giá: Công văn này có các nội dung Vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu quy định tại điểm b khoản 7 điểu 89 Luật Đấu thấu số 43/2013/QH13 “Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu thông tin ... ”. Bên mời thầu muốn hỏi việc kết luận như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật.
Một trường Trung học phổ thông công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được phân bổ 300 triệu đồng từ ngân sách Nhà nước (Từ nguồn vốn Mục tiêu Giáo dục cấp tỉnh- vốn sự nghiệp Giáo dục). Để thực hiện mua sắm từ kinh phí trên, nhà trường đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh và đã được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu, trong đó: tên gói thầu là Mua sắm, lắp đặt máy vi tính, bàn ghế học sinh; giá gói thầu là 304,4 triệu đồng; hình thức lựa chọn nhà thầu là Chào hàng cạnh tranh. Hàng hoá mua sắm có sẵn trên thị trường và đã được tiêu chuẩn hoá: gồm bộ bàn ghế học sinh va máy vi tính. Chủ đầu tư đã áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn. Tuy nhiên bộ phận nghiệp vụ của chúng tôi lại có 2 nhóm ý kiến về vấn đề này : - Gói thầu này chủ đầu tư phải áp dụng chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường. - Gói thầu này chủ đầu tư được áp dụng chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn. Vậy gói thầu trên chủ đầu tư có được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn hay không?
Căn cứ Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Bên mời thầu X đã tổ chức thông báo mời chào giá cho gói thầu mua sắm hàng hóa thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn. Đến thời điểm đóng thầu, Bên mời thầu đã nhận được 01 hồ sơ báo giá nộp trực tuyến trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và 02 hồ sơ báo giá nộp trực tiếp. Trong đó, có nhà thầu đã tham dự đấu thầu trực tuyến nhung không thành công do lỗi kỹ thuật của hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Xét theo quy định về đấu thầu qua mạng, nhà thầu chỉ được phép dự thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với đấu thầu điện tử. Tuy nhiên, tại Mục 6 - Nộp, tiếp nhận, đánh giá báo giá của Bản yêu cầu báo giá quy định nhà thầu nộp báo giá trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, thư điện tử hoặc fax, do vậy Bên mời thầu đã tiếp nhận các hồ sơ nộp trực tiếp. Bên mời thầu nhận thấy đây là một tình huống trong đấu thầu phát sinh do sự không tương thích giữa mẫu hồ sơ yêu cầu và quy trình đấu thầu điện tử của hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn và mong muốn được hướng dẫn thực hiện.
Một đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên có một số nội dung cần hướng dẫn như sau: Hàng năm đơn vị phải thực hiện việc may đo đồng phục làm việc cho cán bộ công nhân viên với số lượng khoảng 120 CBNV làm việc ở các phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc. Đơn vị có trang bị đồng phục hè và đông cho CBNV với chi phí khoảng từ 300-500 triệu đồng/năm cho 14 loại sản phẩm may đo khác nhau phù hợp với đặc thù của các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc. Vì vậy, với đặc thù của hàng hóa và giá trị gói thầu nêu trên, đơn vị có thể áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định tại khoản 1 điều 19 Thông tư 58/2016 hay không?
Cơ quan bà Mai Thanh Thùy (Thái Nguyên) đang triển khai kế hoạch trồng mới, trồng thay thế chè, giá trị dưới 500 triệu đồng. Sau khi nghiên cứu Luật Đấu thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP bà đã tham mưu cho lãnh đạo áp dụng mua sắm cây chè giống theo hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn. Như vậy có đúng quy định không?
Bà Nguyễn Tố Anh (Hà Nội) đang làm công việc đấu thầu xây dựng cơ bản, bà có một số vướng mắc đề nghị được chuyên gia giải đáp như sau: Theo Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, khi thương thảo hợp đồng trong đấu thầu không được làm thay đổi giá gói thầu. Tuy nhiên, khi lập dự toán hồ sơ đề xuất, nhà thầu lại ghi các khoản mục công việc theo các mã hiệu theo định mức công bố nhưng đơn giá lại tính cao hơn đơn giá định mức. Bà Tố Anh hỏi, trong trường hợp này thì bên mời thầu có được thương thảo lại giá không? Tại Điều 58 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chào hàng cạnh tranh thì, thương thảo hợp đồng trong chào hàng cạnh tranh thông thường tuân theo Điều 19 của Nghị định nêu trên (thương thảo không làm thay đổi giá), vậy còn trường hợp chào hàng cạnh tranh rút gọn, có được thương thảo thay đổi giá gói thầu cạnh tranh rút gọn không?