Showing all 7 results

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Một thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu có câu hỏi cho chúng tôi như sau: Sau khi xem xét HSDT của gói thầu xây lắp đấu thầu theo phương thức 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ nhận thấy: Nhà thầu A có giá đánh giá thấp nhất đáp ứng các yêu cầu về hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm cũng như đạt yêu cầu đánh giá bước kỹ thuật có sai lệch thiếu là 8% và sửa lỗi số học thiếu là 7% so với giá dự thầu. Bên mời thầu muốn hỏi nhà thầu A có được xem xét để kiến nghị trúng thầu?

Một nhà thầu hỏi chuyê gia về việc Chủ đầu tư hiệu chỉnh sai lệch giá dự thầu của nhà thầu như sau: Nhà thầu X tham gia dự thầu 01 gói thầu xây lắp quy mô nhỏ, được phê duyệt đấu thầu rộng rãi trong nước, giá gói thầu được phê duyệt là 4,852 tỷ đồng, hình thức hợp đồng trọn gói. Hồ sơ dự thầu nhà thầu X được đánh giá đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật và giá thầu xếp thứ nhất. Bên mời thầu thông báo nội dung hiệu chỉnh sai lệch gồm đơn giá nhân công, đơn giá vật liệu trong đơn giá hồ sơ dự thầu về đơn giá công bố giá của UBND tỉnh thời điểm tham gia đấu thầu với giá trị giảm (-120.423.131 VND) so với giá dự thầu (4.820.691.000 VND). Nhà thầu không nhất trí về nội dung hiệu chỉnh của Bên mời thầu và đã có văn bản phản hồi như sau: Tại khoản 17 Điều 4 của Luật đấu thầu số: 43/2013/QH13, giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Khi tham gia dự thầu, nhà thầu có quyền chào đơn giá đối với các hạng mục công việc trong gói thầu khác với đơn giá dự toán. Việc tính toán giá dự thầu trong hồ sơ dự thầu là do nhà thầu tự quyết định để đảm bảo cạnh tranh về giá với các nhà thầu khác, đồng thời đảm bảo thực hiện gói thầu hiệu quả, chất lượng theo yêu cầu. Đơn giá công bố của UBND tỉnh để Chủ đầu tư xây dựng giá gói thầu, Bên dự thầu có quyền áp dụng hoặc không áp dụng mà lấy giá khảo sát thị trường tại nơi thực hiện gói thầu hoặc báo giá của nhà cung cấp. Tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 63/2104/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu: Hiệu chỉnh sai lệch bao gồm sai lệch về phạm vi cung cấp; sai lệch không có đơn giá, không có dự toán gói thầu; chào thiếu thuế, phí, lệ phí phải nộp... Không có nội dung hiệu chỉnh về đơn giá như trên. Nhà thầu muốn hỏi chuyên gia tình huống trên.

Ông Lý Hải Phong có câu hỏi cho chuyên gia như sau: Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu, tổ chuyên gia gặp tình huống đấu thầu và xử lý như sau: Đơn giá dự thầu của nhà thầu (phân số và phần chữ) có giá trị giống với giá trị ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu (bảng tổng hợp chỉ ghi giá trị bằng số, không yêu cầu đọc tổng số tiền bằng chữ) và giống luôn phần chữ và phần số trong bảng chào giá chi tiết cho các mặt hàng nhà thầu tham dự. Nhưng trong bảng chào giá chi tiết các mặt hàng nhà thầu tham dự thì có tổng giá trị lại lớn hơn giá trị ghi trong đơn dự thầu và giá trị ghi bảng tổng hợp giá dự thầu. Ví dụ:

  • Đơn dự thầu nhà thầu ghi 50 triệu đồng.
  • Bảng tổng hợp giá dự thầu nhà thầu ghi 50 triệu đồng.
  • Phân tổng hợp của bảng giá chi tiết các mặt hàng dự thầu nhà thầu ghi 50 triệu đồng. Nhưng phân tổng hợp giá trị của bảng giá chi tiết các mặt hàng dự thầu Nhà thầu lại ghi 55 triệu đồng (nêu đúng thì chỗ này phải là 50 triệu đồng theo đơn dự thầu), Tổ chuyên gia đã kiểm tra cẩn thận (số lượng, đơn giá, thành tiền và tổng số tiền) trên bảng giá chi tiết các mặt hàng dự thầu nhà thầu nộp trong HSDT của nhà thầu thì cũng cho kết quả tổng giá trị là 55 triệu đồng.
Tổ chuyên gia giải quyết như sau: Theo Khoản 3, Điều 17; Điếm b, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, tổ chuyên gia đã lấy giá tiền trong đơn dự thầu và bảng tổng hợp giá dự thầu làm căn cứ sửa lỗi hiệu chỉnh và đánh giá và gửi công văn cho nhà thầu yêu cầu nhà thầu điều chỉnh trong bảng chào giá chi tiết cho các mặt hàng nhà thầu tham dự; đơn dự thầu vẫn đánh giá hợp lệ. Tôi xin hỏi, cách xử lý tình huống của tổ chuyên gia nêu trên có đúng theo quy định Luật Đấu thầu không? Nếu không, xin cho hướng giải quyết tình huống này để thuận tiện cho việc đánh giá HSDT của các gói thầu sau này.

Ông Trần Minh Vương ở Tiền Giang có câu hỏi như sau: Tại điểm d Khoản 1 Điều 43 Luật đấu thầu năm 2013 nêu rõ:  Nhà thầu được kiến nghị trúng thầu khi đáp ứng điều kiện: Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu. Vậy khái niệm sai lệch thiếu được hiểu như thế nào sau đây:

  • Giá dự thầu sau khi hiệu chỉnh sai lệch về số học dù tăng lên hoặc giảm xuống thì cũng chỉ tối đa 10% so với giá dự thầu ban đầu; Hay là:
  • Giá dự thầu sau khi hiệu chỉnh sai lệch về số học thì tăng lên tối đa 10% so với giá dự thầu, còn giảm xuống thì không giới hạn.

Ông Nguyễn Văn Thành (Cần Thơ) có câu hỏi như sau: Một gói thầu thi công xây lắp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn hai túi hồ sơ. Nhà thầu Liên danh A+B có thỏa thuận liên danh trong đó A đảm nhận 70% và B đảm nhận 30% phạm vi công việc gói thầu. Kết quả đánh giá về kỹ thuật thì nhà thầu này đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, được chủ đầu tư phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và được mời để đề xuất tài chính. Sau khi mở tài chính và tiến hành đánh giá về sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu nói trên. Kết quả là nhà có lỗi số học và hiệu chỉnh sai lệch làm thay đổi tỷ lệ liên danh giữa công ty A và công ty B thành 50:50. Nếu xét theo tỷ lệ liên danh công ty A 50% thì công ty A không đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm, dẫn đến nhà thầu liên danh không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Hỏi trong trường hợp này cần xử lý như thế nào?

Ông Trần Văn Cương ở Hà Nội có tình huống như sau: Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính của gói thầu về cung cấp thiết bị y tế, ông Cương nhận thấy giá đề xuất của nhà thầu là 23.567.369.763 đồng. Tuy nhiên, giá chào của nhà thầu trong biểu tổng hợp giá chào và đơn đề xuất tài chính nhà thầu ghi chào thầu là 23.567.000.000 đồng với lý do làm tròn số. Sau khi sửa lỗi số học, nhận thấy giá đề xuất tài chính sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu là 23.567.369.763 đồng, bên mời thầu đã có văn bản yêu cầu nhà thầu xác nhận lỗi số học là +369.763 đồng do nhà thầu làm tròn số. Theo đó, nhà thầu đã có văn bản không thống nhất việc sửa lỗi số học của bên mời thầu. Do đó, căn cứ Khoản 3 Điều 17 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định “Sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu. Trương hợp nhà thầu không chấp thuận với kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại”. Đơn vị tư vấn đánh giá hồ sơ đề xuất đã kiến nghị chủ đầu tư loại hồ sơ dự thầu của nhà thầu này. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc đánh giá như thế có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Ban Quản lý X đang tố chức đấu thầu các gói thầu thuộc Dự án Phát triển bền vững thành phố với nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của thành phố. Đối với công tác đấu thầu của Dự án, Ban Quản lý sử dụng mẫu Hồ sơ mời thầu do Ngân hàng Thế giới ban hành và tuân thủ theo quy trình hướng dẫn đấu thầu của Nhà tài trợ. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức đấu thầu có phát sinh những tình huống vướng mắc mà theo nội dung trong Hồ sơ mời thầu và hướng dẫn đấu thầu của Nhà tài trợ chưa có hướng dẫn tình huống xử lý cụ thể. Vì vậy, về phía quy trình và thủ tục đấu thầu Việt Nam, Ban Quản lý xin ý kiến chuyên gia hướng dẫn xử lý tình huống cụ thể như sau: Trong Hồ sơ dự thầu nhà thầu có đưa ra hạng mục công việc, khối lượng theo Hồ sơ mời thầu nhưng cột đơn giá dự thầu và cột thành tiền nhà thầu bỏ trống giá trị. Như vậy có hiệu chỉnh sai lệch hoặc sửa lỗi hay không? Theo điểm a, mục 4.2, khoản 4, Chương III — Tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ dự thầu, mẫu Hồ sơ mời thầu xây lắp theo Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT nêu: Trường hợp cột đơn giá và thành tiền nhà thầu không ghi giá tri hoặc giá trị bằng “0” thì đươc coi là nhà thầu phân bổ giá của công viêc này vào hang mục của công vièc khác thuộc gói thầu, nhà thầu phải thưc hiên các công việc này theo đúng quy định trong hop đồng và không đươc Chủ đầu tư thanh toán". Như vậy, với tình huống chúng tôi nêu trên được hiểu là sẽ không sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch cho Hồ sơ dự thầu này có đúng không? Theo khoản 2, Điều 17, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, hiệu chỉnh sai lệch khi hồ sơ dự thầu có sai lệch về phạm vi cung cấp. Chúng tôi hiểu phạm vi cung cấp ở đây là Nhà thầu chào thừa hoặc thiếu về khối lượng, chào sai hạng mục công việc, hoặc chào thiếu hạng mục công việc có đúng như vậy không và khi đó chúng tôi sẽ hiệu chỉnh sai lệch theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 17, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 có đúng không?