Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?
Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?
Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?
Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của
Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn tình huống như sau:
Công ty A liên danh với Công ty B để tham gia gói thầu C, trong đó, thỏa thuận liên danh quy định rõ Công ty A là thành viên đứng đầu liên danh.
Hỏi: Có bắt buộc là thành viên đứng đầu liên danh, tức Công ty A ký đơn dự thầu hay không? Công ty B có thể ký đơn dự thầu nếu đã có ủy quyền từ Công ty A cho Công ty B ký đơn dự thầu và các hồ sơ dự thầu hay không?
Một bên mời thầu đang đánh giá hồ sơ chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa có tình huống như sau: Nhà thầu A trong đơn dự thầu không nêu số tiền bằng số, bằng chữ khi chào thầu mà chỉ nêu nội dung “... cam kết thực hiện gói thầu X theo đúng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu vói, tổng số tiền là: cùng với biểu giá kèm theo". Gói thầu nói trên được thực hiện theo Mẫu số 04 - Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa (ban hành theo Thông tư số 11/2015/TT- BKHĐT ngàỵ 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và đầu tư), theo tiêu chí đánh giá tính hợp lệ hồ sơ đề xuất và theo biểu mẫu số 01 - Đơn chào hàng trong HSYC có quy định: “Giá chào ghi trong đơn chào hàng phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá chào hàng ghi trong biểu giá tổng họp, không đề xuất các giá chào khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư" Hỏi trong trường hợp nói trên, đơn chào hàng của nhà thầu có được đánh giá là hợp lệ?
Tình huống: Chúng tôi đang tổ chức lựa chọn nhà thầu một gói thầu tư vấn với hình thức đấu thầu rộng rãi, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, đánh giá về tài chính sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, hình thức hợp đồng trọn gói. Có hai (02) nhà thầu sau đây được gọi là (nhà thầu A và nhà thầu B) được mở hồ sơ đề xuất về tài chính (HSĐXTC). Trong đó, nhà thầu A chào giá dự thầu sau giảm giá không đúng với giá dự thầu trừ đi giá trị giảm giá, cụ thể như sau: + Giá dự thầu theo hồ sơ đề xuất tài chính là : 1.205.148.000 đồng + Trong đơn dự thầu nhà thầu A tự nguyện giảm giá số tiền được ghi cụ thể là 214.029.600 đồng. + Giá trị giảm giá cụ thể được ghi là (theo đơn dự thầu của nhà thầu A): 1.205.148.000-214.029.600 = 964.118.000 đồng Như vậy, giá trị giảm giá được ghi như ở trên (trong đơn dự thầu) có sai số số học. Chính xác giá trị giám giá của nhà thầu A phải là : 1.205.148.000-214.029.600 = 991.118.400 đồng. Sử dụng giá trị dự thầu theo hai cách trên có thể làm thay đổi thứ tự xếp hạng của nhà thầu A và B. Hỏi: Đối với tình huống này, chúng tôi phải xử lý thế nào?
Tình huống: Chúng tôi đang tổ chức đấu thầu một gói thầu thi công công trình giao thông theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế một giai đoạn hai túi hồ sơ. Trong quá trình kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ Hồ sơ đề xuất kỹ thuật (HSĐXKT) của một nhà thầu A, Tổ chuyên gia (TCG) nhận thấy HSĐXKT của nhà thầu A có thỏa thuận liên danh giữa nhà thầu A và nhà thầu B trong đó thống nhất tên là “Liên danh A và B” đồng thời có phân chia phạm vi công việc, tỷ lệ thực hiện công việc của nhà thầu A, B. Tuy nhiên, đơn dự thầu của Nhà thầu này chỉ nêu tên nhà thầu tham dự thầu là “Nhà thầu A” mà không phải là nhà thầu “Liên danh A và B”. Hỏi: Với tình huống này, Tổ chuyên gia phải xử lý như thế nào để phù hợp quy định của pháp luật.
Công ty tư vấn đấu thầu đang đánh giá HSDT cho gói thầu về mua sắm trạm biến áp có câu hỏi cho chuyên gia như sau: Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu của một bên mời thầu (BMT) nhưng trong đơn dự thầu nhà thầu ghi tên gói thầu từ “Mua sắm, vận chuyển các thiết bị trạm biến áp 110kV” thành “Mua sắm, vận chuyển thiết bị trạm biến áp 110 KV”. Hỏi đơn dự thầu của Nhà thầu A có được đánh giá hợp lệ không?
Một công ty tư vấn đấu thầu có tình huống như sau: Tại lễ mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật (HSĐXKT), đơn vị tư vấn đấu thầu nhận thấy không có đơn dự thầu Công ty A trong túi HSĐXKT theo quy định trong HSMT. Chủ đầu lư yêu cầu nhà thầu có ý kiến vấn đề nêu trên. Đại diện nhà thầu tham dự lễ mở thầu cho biết đơn dự thầu của nhà thầu đóng chung trong túi HSĐXTC. Qua trao đổi giữa Chủ đầu tư, Đơn vị tư vấn và đại diện các nhà thầu tham dự buổi lề mở thầu, các bên cho phép đại diện nhà thầu A tự mở HSĐXTC của mình để lấy đơn dự thầu cho tư vấn đấu thầu kiểm tra các thông tin về thời gian thực hiện hợp đồng, thời gian có hiệu lực của HSDT và sau đó niêm phong lại HSĐXTC. Tư vấn đấu thầu nhận thấy đơn dự thầu của nhà thầu thực hiện theo mẫu của phương thức một giai doạn-một túi hồ sơ, trong đó thể hiện đầy dủ thời gian thực hiện gói thầu, giá trị dự thầu, thời gian có hiệu lực cùa HSDT. Đơn vị tư vấn đấu thầu kiểm tra và dọc các thông tin trên (trừ giá trị dự thầu). Sau đó, dưới sự chứng kiến cua các bên tham dự lễ mở thầu. HSĐXTC cùa nhà thầu được niêm phong lại. Các thông tin trên được ghi nhận lại trong biên bản mở thầu HSĐXKT (Biên bản ghi rõ: Túi HSĐXKT không có Đơn dự thầu, các thông tin ghi theo Đơn dự thầu thuộc HSĐXTC). Công ty tư vấn muốn hỏi chuyên gia nên đánh giá thế nào với trường hợp nói trên?
Ông Trần Minh Hoàng ở Quảng Bình có câu hỏi như sau: Trong quá trình xem xét đánh giá HSDT của một nhà thầu Liên danh A và B có xảy ra tình huống. Theo thỏa thuận liên danh được ký kết giữa Công ty A và Công ty B thì Công ty A là thành viên đứng đầu liên danh có trách nhiệm ký đơn dự thầu và sử dụng dấu của Công ty A là con dấu của Liên danh. Theo thỏa thuận Liên danh tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến gói thầu là: "Liên danh Công ty A và Công ty B" và các thành viên cam kết không đơn vị nào tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với nhà thầu khác để tham gia gói thầu này. Trong đơn dự thầu của Liên danh nói trên, phần tiêu đề ghi là “liên danh Công ty A - Công ty B”, phần ký tên ghi là “đại diện hợp pháp của liên danh nhà thầu - Công ty A” nhưng phần nội dung lại ghi thành: "Chúng tôi, Công ty A cam kết thực hiện gói thầu...." Hỏi trong trường hợp nói trên, đơn dự thầu của nhà thầu có được đánh giá là hợp lệ?
Chúng tôi là Ban QLDA đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh X (đơn vị A), có ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư (đơn vị B) để làm bên mời thầu, lập HSMT và đánh giá HSDT một gói thầu phi tư vấn. Trong quá trình đánh giá HSDT của các nhà thầu có 1 công ty ghi trong đơn dự thầu là kính gửi đơn vị B (chủ đầu tư) chứ không kính gửi đơn vị A (bên mời thầu). Vậy xin hỏi, việc ghi sai tên Bên mời thầu (từ chủ thể A sang chỉ thể B) vậy thì chúng tôi đánh giá HSDT như thế nào? Có loại bỏ HSDT này được không?
Trường hợp giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu khác với giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu có bị loại không?